Cây công nghiệp - Nguyên liệu quý giá để tạo ra sản phẩm tốt
  • Trang chủ
  • Cây cảnh
  • Chăm sóc cây
  • Kỹ thuật trồng cây
  • Cây công nghiệp
  • Tin tức
  • Trang chủ
  • Cây cảnh
  • Chăm sóc cây
  • Kỹ thuật trồng cây
  • Cây công nghiệp
  • Tin tức
No Result
View All Result
Cây công nghiệp - Nguyên liệu quý giá để tạo ra sản phẩm tốt
Home Cây cảnh

Cây đinh lăng thần dược trong các bài thuốc cổ truyền

admin by admin
22 Tháng 10, 2022
in Cây cảnh
0
Cây đinh lăng lá tròn

Cây đinh lăng lá tròn

0
SHARES
51
VIEWS

Cây đinh lăng là một trong những loại cây quý hiếm rất tốt cho sức khỏe, nó được xem như một loại thần dược trong các bài thuốc cổ truyền và được ví như cây nhân sâm của người nghèo.Vậy có mấy loại đinh lăng, công dụng của mỗi loại cách trồng như thế nào? Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây để có cho mình nhiều thông tin bổ ích nhé.

Thông tin về cây đinh lăng không phải ai cũng biết

Cây đinh lăng hay còn được gọi với những cái tên quen thuộc như cây gỏi cá hay nam dương sâm. Đặc biệt hơn đinh lăng còn được mệnh danh là nhân sâm của người nghèo bởi những công dụng quá thần kỳ của nó, cây thuộc họ Ngũ gia bì Araliaceae. 

Đinh lăng là loại cây không hề hiếm ở Việt Nam nó có thân cây nhẵn nhỏ và chỉ cao từ 1m đến 1,5m tuy nhiên tùy vào tính chất vùng miền đất và chất dinh dưỡng được hấp thụ cây có thể sẽ cao hơn. Một đặc trưng chỉ cây đinh lăng mới có chính là thân cây không có gai lá kép có hình dạng như lông chim, cuống lá gầy nhỏ lá của đinh lăng không đều có hình dạng giống chiếc răng cưa với một mùi thơm rất đặc trưng. 

Cây đinh lăng thần dược trong các bài thuốc cổ truyền
Cây đinh lăng thần dược trong các bài thuốc cổ truyền

Cây đinh lăng được trồng nhiều ở đâu?

Đinh lăng thường được phát triển mạnh trong môi trường nhiệt đới có độ ẩm trung bình cây được bắt nguồn từ Polynesia và được nhân giống rộng rãi ở khu vực Đông Nam Á, Thái Bình Dương. Ở Việt Nam cây đinh lăng được trồng rất nhiều bởi nơi đây có rất nhiều loại đất cát và hệ thống thoát nước tốt.

Cây đinh Lăng trồng ở vùng miền núi phía Bắc

Thay vì được chồng làm cảnh như trước kia vài năm trở lại đây đinh lăng đã được các địa phương nuôi chồng và chuyên canh để làm dược liệu điều này đã và đang đạt được những thành quả rất đáng kể. Qua quá trình trồng đinh lăng người nông dân đã đúc kết được rất nhiều kinh nghiệm. 

Cây đinh lăng rất thích hợp ở những vùng khí hậu nhiệt đối ưa sáng ưa ẩm và được trồng rất nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc bởi ở đây có nền nhiệt độ cao lượng mưa trung bình lý tưởng thích hợp cho sự phát triển của cây. Ngoài ra đây là vùng đất có nhiều mùn giàu dinh dưỡng tạo điều kiện tốt cho sự sinh sản của cây

Cây đinh lăng trồng ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ

Ngoài vùng núi phía bắc ra đinh lăng còn được trồng rất nhiều ở các tỉnh Miền Nam như Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. Những vùng đất này đều mang nền đặc trưng gió mùa ẩm nhiệt độ và lượng mưa phù hợp để cây có thể mạnh mẽ phát triển và sinh ra những cây con. Đặc biệt theo một số nghiên cứu từ các chuyên gia thì hàm lượng dưỡng chất trong những củ sâm người nghèo này rất cao giúp giá trị của đinh lăng được tăng lên rất nhiều.

Cây đinh lăng trồng ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ
Cây đinh lăng trồng ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ

Phân loại đinh lăng 

Có rất nhiều loại đinh lăng tại Việt Nam như đinh lăng lá nhỏ, đinh lăng lá tròn,…. mỗi loại cây lại có những công dụng và cách nuôi trồng riêng, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.

Cây đinh lăng lá nhỏ 

Đinh lăng lá nhỏ là loại đinh lăng mọc nhiều nhất và loại phổ biến nhất ở Việt Nam. Ngoài tên gọi đinh lăng lá nhỏ ra nó còn có tên khoa học là Polyscias fruticosa. Lá đinh lăng có rất nhỏ và thường mọc chĩa ra như cánh chim thường được người dân sử dụng làm thức ăn. Hoa đinh lăng lá nhỏ mọc thành chùm, chiều cao thường khoảng từ 80cm đến 2m tuỳ vào tình hình thời tiết và chăm bón của người dân.

Sâm Nam Dương là loại cây được yêu thích và bởi nó không chỉ trồng để làm cảnh mà còn được sử dụng để làm gia vị, làm thuốc trong y học cổ truyền. Lá đinh lăng nhỏ cũng là gia vị không thể thiếu trong căn bếp của chị em, với các món ăn nổi bật như, món gỏi cá, làm thuốc, làm gối.

Đinh lăng lá to

Cây đinh lăng lá to hay còn gọi với những tên quen thuộc như đinh lăng ráng, đinh lăng tẻ, đinh lăng lá lớn. Đinh lăng to không được trồng phổ biến tại Việt Nam tuy nhiên lá của nó lại được ưa chuộng bởi lá to và dày. Ngoài ra đinh lăng lá to còn có chứa rất nhiều chất saponin có tác dụng tốt trong việc tăng khả năng tiêu hoá của người dùng.

Đinh lăng đĩa

Cây đinh lăng đĩa  là loại đinh lăng hiếm bậc nhất tại Việt Nam bởi cây có vẻ đẹp khá lạ mắt thường được trồng làm cảnh. Lá đinh lăng đĩa khác hẳn với đinh lăng lá nhỏ bởi nó có hình dáng khá to và tròn đẹp mắt. Loại đinh lăng đĩa này hiện nay không được nhiều người biết đến.

Cây đinh lăng lá tròn

Đinh lăng lá tròn còn được người dân hay gọi với cái tên  đinh lăng vỏ hến. Với giá trị xuất khẩu cao đinh lăng lá tròn là loại cây được rất nhiều người yêu thích. Lá của nó  khá to xen kẽ màu xanh và trắng trông rất hài hòa, đẹp mắt. Ngoài ra giá trị của củ đinh lăng này cũng rất cao bởi trong củ của nó có chứa hàm lượng dinh dưỡng rất lớn.

Cây đinh lăng lá tròn
Cây đinh lăng lá tròn

Cách trồng và chăm sóc cây đinh lăng đúng cách

Với giá trị ngày càng lớn hiện nay có rất nhiều trồng và chăm sóc cây đinh lăng để buôn bán và xuất khẩu, hãy cùng xem cách trồng và chăm sóc loại cây này đặc biệt thế nào nhé.

Cách trồng cây đinh lăng

Đầu tiên để trồng được đinh lăng người ta sẽ phải chọn giống đinh lăng mà mình muốn chồng. Lưu ý: bạn nên chọn giống Đinh lăng nếp để gieo trồng sẽ dễ dàng hơn và hiệu quả kinh tế cao hơn. Đinh lăng nếp có đặc điểm như lá nhỏ, xoăn, vỏ cây nhãn, củ to, rễ mềm, vỏ bì dày dễ dàng phát triển và tiêu thụ.

Sau khi chọn được giống cây trồng bạn tiến hành các biện pháp giâm cành. Để tiến hành giâm bạn hãy chọn cho mình một cành bánh tẻ, dùng dao hoặc kéo cắt thành từng đoạn với chiều dài cành giâm khoảng 15-20 cm. Tiến hành trồng đinh lăng như sau:

  • Bước 1: Trọn bầu đất mùn nhiều, tơi xốp để cành giâm dễ dàng hấp thu dưỡng chất
  • Bước 2: Chọc thủng các lỗ trên bầu phù hợp với cây con mình chuẩn bị. Sau đó cho đất vào khoảng 3/4 túi bầu rồi tra giống và.
  • Bước 3: Chăm sóc bầu bằng cách dùng len đen để che nắng che mưa cho bầu, thường xuyên tưới nước để cân bằng độ ẩm, một tip nhỏ là bạn nên sử dụng bình phun sương để tưới lượng nước vừa đủ lên cây giúp cây nhanh ra rễ và nảy chồi.
  • Bước 4: Sau khi giâm được đủ ngày các lá già đã rụng hết thì có thể đem trồng.

Cách chăm sóc và ngăn sâu bệnh cho đinh lăng

Để cây có thể sinh trưởng một cách tốt nhất việc chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho cây là một trong những điều quan trọng nhất. 

  • Đầu tiên bạn sau khi trồng cây bạn cần bón phân đầy đủ cho chúng, cách làm như sau: Sau trồng 5 – 7 ngày bạn cần sử dụng phân supe hoà loãng để tưới cho cây nhằm kích thích bộ rễ phát triển. 
  • Bước 2: Tưới nước, sau khi trồng cây bạn cần thường xuyên tưới nước đủ ẩm để cây nhanh bán đất nhất là trong thời gian bộ rễ đang phát triển. Điều đặc biệt bạn cần lưu ý đó chính là lượng nước tưới cần được cân nhắn phù hợp không được để nhập úng và nếu gặp mưa lớn cần tháo nước không để nước đọng lại quá lâu sẽ khiến đinh lăng dễ bị nấm bệnh tấn công.
  • Bước 3: Tỉa tót cây,  sau khi cây trồng được trên hai năm tuổi bạn nên cắt bỏ bớt cành và lá thừa để tập trung để cây tập trung nuôi dưỡng vào củ.
  • Bước 4: Phòng trừ sâu bệnh, cây đinh lăng là loại cây có nhiều chất dinh dưỡng chính vì thế nó cũng là nơi tập trung của rất nhiều các loại sâu bệnh ở giai đoạn đầu tiên phòng trừ sâu xám, rầy, rệp sáp, sâu ăn lá, nấm bệnh, … bằng các thuốc trừ sâu.  
Cách chăm sóc và ngăn sâu bệnh cho đinh lăng
Cách chăm sóc và ngăn sâu bệnh cho đinh lăng

Trồng đinh lăng bonsai 

Trồng đinh lăng làm bonsai được rất nhiều người yêu thích bởi dáng cây của đinh lăng rất đẹp phù hợp với hầu hết mọi ngóc ngách trong nhà. Sau khi có cây non bạn cần tiến hành gieo trồng cây bonsai như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị đất trồng, đinh lăng thuộc dòng cây ưa ẩm ưa sáng chính vì thế khi tiến hành tiến hành gieo trồng bạn cần chuẩn bị đất nền. Trước khi trồng cây xuống cẩm từ mười lăm đến 30 ngày bạn cần ổn định đất cân bằng hệ vi sinh của đất để tạo điều kiện tốt nhất cho cây con phát triển
  • Bước 2: Sau khi cày bừa đất tiến hành trồng cây đinh lăng vào các chậu cảnh tùy theo sở thích và góc đặt chậu cây thích hợp.
  • Bước 3: sau khi trồng cây bạn nên đào các rãnh sâu để cho việc thoát nước được diễn ra một cách dễ dàng hơn bởi nếu như cây đinh lăng không được thoát nước kịp thời sẽ dễ bị chết hoặc sinh trưởng chậm 

Một số lợi ích mà cây đinh lăng mang lại

Không phải tự nhiên mà đinh lăng lại được xem như nhân sâm của người nghèo. Bởi đinh lăng có rất nhiều tác dụng bồi bổ sức khỏe con người, gốc rễ đinh lăng có tính mát có tác dụng làm thanh nhiệt mát gan giải độc và bồi bổ cơ thể. Với một số cách làm đơn giản như việc thái miếng phơi khô rồi ngâm với rượu trắng theo tỷ lệ nhất định là bạn đã có một hũ thuốc tiên tự nhiên tuyệt vời.

Khi sử dụng đinh lăng giúp các chức năng của hệ thần kinh chúng ta được tiếp nhận và tích hợp một cách đều đặn hơn chính vì thế đinh lăng thường được dùng trong việc cải thiện các bệnh vì tập trung suy giảm trí nhớ căng thẳng thần kinh và sinh nhật thần kinh. 

Ngoài ra đinh lăng còn là bài thuốc quý giúp những người thiểu năng tuần hoàn não tiền đình hoa mắt chóng mặt giúp mang  lại giấc ngủ dễ dàng hơn cho người bệnh.  Đặc biệt cây đinh lăng còn chứa hợp chất dinh dưỡng cao có tác dụng trong việc ức chế men có tác dụng trong việc cải thiện triệu chứng run của bệnh Parkinson. 

Một số lợi ích mà đinh lăng mang lại
Một số lợi ích mà đinh lăng mang lại

Kết luận

Trên đây là các thông tin về cây đinh lăng cũng như các kinh nghiệm chăm và trồng cây đúng cách mà bạn cần nắm. Hy vọng thông tin này thực sự bổ ích đối với bạn và thông qua đó giúp bạn có thể trồng và sử dụng loại thần dược này một cách hợp lý.

Previous Post

Cây bông, đặc điểm và công dụng mà chúng ta nên biết 

Next Post

Hà thủ ô – Thần dược được rất nhiều chị em phụ nữ tin dùng

admin

admin

Next Post
Làm giảm tình trạng nhiễm khuẩn lao

Hà thủ ô - Thần dược được rất nhiều chị em phụ nữ tin dùng

Bài viết nhất

Cách trang trí món Chôm Chôm Thái để thêm hấp dẫn

Hướng dẫn cách nấu món ngon Chôm Chôm Thái đúng vị

by admin
10 Tháng 3, 2023
0

Chôm Chôm Thái là một trong những món ăn quen thuộc của người Việt. Nó được làm từ các nguyên...

Các bước cơ bản để trồng chôm chôm hiệu quả

Kỹ thuật Trồng Chôm Chôm Hiệu Quả: Các Bước Để Thành Công

by admin
19 Tháng 7, 2024
0

Hướng dẫn Kỹ thuật Trồng Chôm Chôm Hiệu Quả là một bài viết hữu ích giúp bạn có thể trồng...

Cách chọn nguyên liệu tốt nhất để làm Chôm Chôm Nước Đường

Hướng dẫn cách làm Chôm Chôm Nước Đường tốt và ngon nhất

by admin
10 Tháng 3, 2023
0

Món ăn ngon và dễ làm của người Việt là Chôm Chôm Nước Đường. Hãy tham khảo hướng dẫn cách...

Tìm hiểu các loại chôm chôm và giá cả phù hợp

Giá Các Loại Chôm Chôm tốt nhất: Tìm hiểu các loại chôm chôm 

by admin
10 Tháng 3, 2023
0

Hai điều quan trọng nhất khi mua chôm chôm là tìm hiểu về các loại chôm chôm và giá cả...

logo-caycongnghiep

Cây công nghiệp là nguồn tài nguyên, là nguyên liệu để ngành công nghiệp phát triển. Vậy cây công nghiệp có bao nhiêu loại? Tìm hiểu tại caycongnghiep.net nhé!

2022 Copyright of https://caycongnghiep.net/ DMCA.com Protection Status
  • Trang chủ
  • Cây cảnh
  • Chăm sóc cây
  • Kỹ thuật trồng cây
  • Cây công nghiệp
  • Tin tức