Cây bồ đề là một trong những loại cây cảnh được nhiều dân chơi cây yêu thích tại Việt Nam hiện nay. Ngoài giá trị thẩm mĩ cao, loại cây này còn đem lại những ý nghĩa linh thiêng. Hôm nay, chúng tôi sẽ thông tin chi tiết đến bạn về đặc điểm, tác dụng và cách chăm sóc cây đề nhé!
Nguồn gốc và ý nghĩa của cây bồ đề là gì?
Chúng ta thường thấy loại cây bồ đề này được trồng nhiều tại những ngôi chùa, đền thờ và mang ý nghĩa vô cùng linh thiêng. Lý do bởi vì nguồn gốc của loại cây này đến từ đất nước của Phật giáo.
Về nguồn gốc của cây bồ đề
Cây bồ đề hay còn được gọi với cái tên khác là cây đề, cây giác ngộ. Chúng có tên khoa học là Ficus rumphii hay Ficus religiosa thuộc họ chi Đa đề. Loại cây đề này có xuất xứ từ quốc gia Ấn Độ, sau đó được nhân giống rộng rãi ở phía Tây Nam của Trung Quốc. Sau đó, cây giác ngộ tiếp tục được trồng nhiều ở khu vực Đông Nam Á trong đó có Việt Nam.
Cây đề là loại cây được đánh giá là thích nghi tốt với đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa của Việt Nam. Chúng không chỉ được trồng ở đình, chùa mà giờ đây các gia chủ cũng vô cùng ưa chuộng loại cây này và cho vào bộ sưu tập cây cảnh của mình.
Về ý nghĩa của cây đề
Cây đề mang rất nhiều ý nghĩa thiêng liêng và sâu sắc, nhất là đối với những người xuất gia. Tương truyền khi thái tử Tất- đạt-đa Cồ đàm ngồi thiền tại một gốc cây và đạt được giác ngộ trở thành vị đức Phật. Do đó mà loại cây này được đặt tên là bồ đề mang ý nghĩa giác ngộ. Chúng tượng trưng cho sự trường tồn bền vững của Phật giáo.
Đặc điểm hình dáng cây bồ đề như thế nào?
Cây đề thuộc loài cây thân gỗ lớn. Trong điều kiện phát triển tự nhiên tốt, chúng có thể đạt ngưỡng chiều cao lên đến 30m và có đường kính thân trên 3m. Lớp vỏ của cây xù xì, lớp mới chồng lên lớp cũ tạo thành vảy cứng cáp. Một đặc điểm rõ ràng để nhận biết cây đề là thân chính của cây mọc ra vô vàn rễ phụ dài cắm xuống đất tạo nên bức màn rễ rậm rạp để hút dinh dưỡng từ đất.
Loại cây đề có lá khá to với những phiến lá rộng đủ che mát cả một nhóm người nếu cây đủ lớn. Lá cây có hình dạng trái tim, có màu xanh non khi mới nhú và xanh đậm khi về già. Kích thước lá to có thể bằng cả bàn tay người trưởng thành. Độ dài của cuống lá dao động từ 4-6m. Một điểm đặc biệt của loại cây này nằm ở việc khi lá rụng thì vẫn giữ nguyên được màu xanh mà không hề bị ngả vàng.
Cây đề cho ra hoa và bắt đầu nở từ thời điểm cuối tháng một và kéo dài cho đến tháng 5 hàng năm. Hoa đề nằm trong loại hoa đơn tính mọc thành từng cụm gắn với thân và có kích thước khá nhỏ hình bầu dục với màu đỏ, vàng đẹp mắt. Sau khi quá trình ra hoa kết thúc, cây đề đậu quả, quả đề mọc thành chùm gắn với nhau giống như hoa. Quả có hình dạng cầu và đường kính khá nhỏ chỉ khoảng 2cm.
Tác dụng hữu ích của cây đề
Như bạn đã biết, cây đề đem lại rất nhiều công dụng giúp ích cho con người. Tuy nhiên, để nói cụ thể loài cây này có bao nhiêu tác dụng và tác dụng như thế nào thì không phải ai cũng biết. Dưới đây là những công dụng chủ yếu của loại cây này:
Thứ nhất làm cây cảnh trang trí
Công dụng đầu tiên khi nhắc đến cây bồ đề là tạo cảnh quan cho đường phố, công viên, nhà hàng,… Với đặc điểm tán lá rộng, cây đề tạo bóng mát và không gian dễ chịu và mát mẻ cho những ngày hè nóng nực. Không những thế, loại cây này còn được những người thợ cắt tỉa, tạo hình thành những thế cây bonsai trang trí tiểu cảnh trong khuôn viên nhà, các công ty,…
Thứ hai đem lại giá trị kinh tế cao
Với đặc điểm dễ dàng uốn nắn và tạo thế, những người thợ làm vườn có thể biến một cây bồ đề thẳng thành những cây đề có hình dạng đẹp mắt và được nhiều người ưa thích. Tùy vào thế cây như thế nào mà giá trị của cây có thể lên đến vài trăm triệu, thậm chí là vài tỷ đồng.
Gỗ của loại cây đề với đặc điểm thớ gỗ mịn đều, ít bị cong vênh, bền đẹp nền được khai thác để sản xuất những món đồ nội thất, đồ gỗ gia dụng và đồ thủ công mỹ nghệ. Bên cạnh đó, nhựa của cây đề cũng được sử dụng làm tinh dầu thơm còn gọi là an tức hương- một vị thuốc nổi tiếng trong y học.
Thứ ba làm bài thuốc trong y học
Cây bồ đề là một loại dược liệu quý trong y học và được dùng nhiều trong những bài thuốc Đông y. Với tính sát trùng cao, cây đề giúp chữa được những bệnh viêm ngoài da như ghẻ, lở loét và giúp tăng khả năng miễn dịch, giảm đau. Ngoài ra, cây cũng là bài thuốc chữa bệnh hô hấp, đường ruột: tiêu chảy, hen suyễn, tiểu đường,… rất hiệu quả.
Cách trồng và chăm sóc cây bồ đề khỏe mạnh, tươi tốt
Hiện nay, hai phương pháp trồng cây đề chủ yếu là giâm cành và gieo hạt. Mỗi cách đều có những ưu và nhược điểm khác nhau nhưng phương pháp giâm cành vẫn được ưu tiên lựa chọn nhiều hơn.
Về cách trồng cây đề
Đầu tiên, người trồng phải tiến hành chọn giống cây đề. Người trồng cần lựa chọn những cành cây đề không quá non, tốt nhất là những cành đề bánh tẻ khỏe mạnh, đặc biệt những cành đã ra hoa thì càng tốt. Trong trường hợp bạn muốn thực hiện phương pháp gieo hạt thì cần lựa những hạt giống tốt và đạt tiêu chuẩn. Đó là những hạt mẩy, tròn đều và không khiếm khuyết ở đâu.
Tiếp theo, bạn cần tìm vị trí thích hợp để trồng cây bồ đề. Đất trồng cây nên là dạng đất giàu dinh dưỡng, tơi xốp, có khả năng thoát nước và cấp ẩm cho bộ rễ cây giúp cây phát triển nhanh chóng. Sau khi chọn được loại đất thích hợp, bạn đào hố với đường kính 50 cm và đặt cây xuống hố, lấp đất nén cố định cây.
Trong tháng đầu, bạn cần bón phân hữu cơ và các loại phân chuồng, mùn dừa để tăng dinh dưỡng cho cây. Ngoài ra, người trồng cần dọn dẹp sạch sẽ miệng hố và nhổ cỏ để đất được thông thoáng.
Về cách chăm sóc cây bồ đề
Để giúp cây xanh tốt và khỏe mạnh, người trồng cần lưu ý những vấn đề về nước; nhiệt độ và độ ẩm; bón phân. Sau đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc cây đề đơn giản. Cụ thể như:
- Nước: Đối với những cây đề mới trồng cần thường xuyên tưới nước để cung cấp đủ độ ẩm đảm bảo sự phát triển của bộ rễ. Tuy nhiên, bạn cũng nên tránh tưới nước quá nhiều có thể dẫn đến cây bị úng nước và chết. Theo chúng tôi, bạn chỉ cần tưới cây 2 lần/ ngày vào sáng và tối, tránh tưới cây vào trưa khiến cây bị sốc nhiệt.
- Nhiệt độ và độ ẩm: Cây đề được đánh giá là giống cây có khả năng chịu đựng thời tiết khá tốt. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ quá cao cũng sẽ làm cây bị tổn thương và mất nước. Vì cây đề ưa ẩm nên khi còn non, bạn cần tưới nước đầy đủ cho cây. Khi trưởng thành, bạn không cần tốn công tưới nước vì rễ đã ăn sâu dưới đất và hút nước ngầm cho cây.
- Bón phân: Bạn có thể bón phân để cây phát triển nhanh và tốt hơn với tần suất bón từ 5 tháng đầu phân xanh, 6 tháng sau phân NPK với liều lượng đủ là 100gr. Tuy nhiên, nếu đất trồng đã tốt thì người trồng không cần chăm bón nhiều.
Ý nghĩa phong thủy của cây bồ đề
Bên cạnh ý nghĩa thiêng liêng trong Phật giáo, cây đề này còn mang đến những ý nghĩa phong thủy tốt lành. Chúng tượng trưng cho sự thức tỉnh, giác ngộ và thông suốt. Bên cạnh đó, cây còn đem đến cho gia chủ sự may mắn, tốt lành, có tác dụng trừ tà ma và thanh tẩy ô uế và những điều không tốt cho gia chủ. Hơn nữa, nhiều quan điểm cho rằng, trồng cây bồ đề giúp người ta hướng tới cái thiện, loại bỏ cái ác.
Một số lưu ý cho bạn khi chăm sóc cây đề
Cây bồ đề là loại cây có tán lá rộng nên chúng rất ưa thích ánh sáng mặt trời. Nhiệt độ lý tưởng cho loài cây này sinh sôi và phát triển từ khoảng 18-32 độ C. Nếu thời tiết quá rét hay quá nóng có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của cây đề.
Ngoài ra, cây đề thích hợp trồng trên nền đất ẩm, tơi xốp và giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt là loại đất ruộng. Với đặc tính của bộ rễ có khả năng cắm sâu vào lòng đất nên chỉ cần đất ẩm là loại cây này hoàn toàn có thể hút nước và dinh dưỡng dễ dàng.
Lưu ý đối với những người trồng cây bồ đề non, khi tưới nước cần tưới vừa đủ và chia ra nhiều lần để tưới, tránh trường hợp tưới quá nhiều gây chết cây. Thời điểm tưới cây hợp lý nhất là vào chiều tối khi thời tiết đã dịu mát. Ngoài ra, những cây non cũng nên được rào chắn cẩn thận để không bị gãy và hư hại dưới tác động của môi trường tự nhiên và bên ngoài.
Mua cây đề với giá bao nhiêu?
Hiện nay, mức giá cây đề sẽ khác nhau tùy thuộc vào kích thước, độ tuổi và thế cây. Về giá hạt giống cây đề thường dao động trong khoảng từ 20.000 VNĐ – 25.000 VNĐ. Với những cây đề có kích thước nhỏ, dáng thông thường, không quá xuất sắc thì giá cây dao động từ 200.000 VNĐ/ cây trở lên.
Tuy nhiên, với những cây dáng đẹp, được cắt tỉa, tạo thế kỹ lưỡng và giống cây hiếm thì giá cây khá cao. Đây là loại cây thích hợp cho những người chơi cây sành sỏi. Giá trị của những cây đề quý có thể từ vài triệu đồng, vài trăm triệu đồng cho đến vài tỷ đồng tùy theo mức độ. Người chơi cây dựa theo nhu cầu và nguồn tài chính mình có để tham khảo và lựa chọn loại cây phù hợp nhất.
Kết luận
Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của chúng tôi về cây bồ đề cùng những công dụng tuyệt vời mà loài cây này đem lại. Bạn có thể tham khảo cách trồng và chăm sóc cây đề ở bài viết nếu muốn trồng loài cây này tại khuôn viên nhà.