Cây sồi được sử dụng phổ biến, rộng rãi trong lĩnh vực nội thất hiện nay. Sồi thường phát triển ở những vùng đất có khí hậu ôn đới như Châu Âu hay Châu Mỹ. Vậy sồi có phát triển được ở Việt Nam không? Cùng đi tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây thôi.
Đặc điểm tổng quan về cây sồi
Cây sồi là tên gọi chung của 400 loài cây gỗ, cây bụi thuộc chi Quercus trong họ nhà Sồi. “Sồi” có thể xuất hiện trong các tên gọi khác của các loài thuộc chi họ hàng như Lithocarpus (sồi đá) hoặc Fagus (dẻ gai). Nó sinh sống chủ yếu ở các khu vực hàn đới tới nhiệt đới của châu Á và châu Mỹ.
Thân cây
Thân cây sồi thường cao 19.5 – 25,5m, được khai thác sử dụng khi cây có tuổi thọ trên 80 năm. Chúng là loại cây sống ở các vùng đất khô cằn, đất sỏi đá, đất cát, những nơi có tầng lớp mặt mỏng nhưng lại không sinh trưởng được ở những vùng đất ngập trũng, không thoáng nước. Cây sồi sinh trưởng và phát triển trong nhiều kiểu khí hậu. Nhiệt độ để cây phát triển bình thường là 7 độ C – 21 độ C và tốt nhất ở 13 độ C.
Lá và hoa
Lá sồi mọc vòng, mép lá có xẻ thùy ở nhiều loài. Một vào từng loài mà mép lá xẻ khía răng cưa hoặc mép lá nguyên. Cây ra hoa vào mùa xuân có kiểu đuôi sóc. Quả dạng quả kiên, quả đấu, có cấu trúc hình chén. Mỗi quả đấu có chứa 1 hạt, rất ít khi có 2 – 3 hạt và mất 6–18 tháng để quả chín, tùy vào từng loài.
Các loại cây sồi phổ biến hiện nay
Hiện nay, cây sồi được chia làm 2 loại chính dựa vào màu sắc gỗ là gỗ sồi trắng và gỗ sồi đỏ. Mỗi loại lại mang những đặc điểm hoàn toàn khác nhau, cụ thể như sau:
Cây sồi gỗ trắng
- Chúng có khối lượng trung bình là 769 kg/m3, độ cứng 6049N. Tâm gỗ có màu nâu nhạt đến màu nâu đậm, có độ cứng và nặng. Gỗ cây sồi trắng có cấu trúc vân thẳng và dài. Đặc biệt, chúng có khả năng kháng sâu mọt rất tốt nhờ vào hàm lượng tanin cao.
- Gỗ sồi trắng hay được sử dụng cho việc đóng tàu thuyền và các dự án ngoài trời như làm sàn lát,… Loại gỗ này có mùi hương hấp dẫn, độ liên kết tốt, biên độ vân hẹp, rất dễ gắn keo, hình vân thẳng rõ ràng, chóp vân cao nhọn,… tạo nên những sản phẩm đẹp, có nét đặc trưng.
Cây sồi gỗ đỏ
- Loại này có khối lượng trung bình 753 kg/m3, độ cứng khoảng 6583N. Gỗ có màu trắng đến màu nâu nhạt, tâm gỗ có màu hồng, gỗ cứng và nặng, chịu được lực xoắn trung bình và lực nén cao. Gỗ sồi đỏ được chia làm 8 loại và phân bố rộng khắp các miền Đông của nước Mỹ.
- Mỗi loại gỗ của cây sồi đỏ có đặc điểm vật lý khác nhau nhưng chúng đều có khả năng tạo hình uốn lượn. Phổ biến nhất là loại gỗ có màu phớt hồng, trọng lượng riêng nhẹ hơn gỗ sồi trắng, vân gỗ cũng thưa và rộng hơn.
- Gỗ sồi đỏ được sơn màu, đánh bóng và trở thành những sản phẩm tốt do có khả năng bám dính cao. Ngoài ra, gỗ sồi đỏ có khả năng chịu máy tốt, độ bám dính của ốc vít cao,… Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất và gia công cần thực hiện tỉ mỉ và cẩn thận, tránh làm nứt gỗ cũng như bị biến dạng. Chúng thường được dùng để gia công nội thất như cửa cao cấp, gỗ trang trí, tủ bếp, ván lót, hộp trang sức, cầu gỗ, …
Bên cạnh dựa vào màu sắc để chia các loại gỗ cây sồi, thì dựa vào nguồn gốc, chúng còn được chia làm 2 loại là cây sồi Nga và và cây sồi Mỹ. Trong đó gỗ sồi Mỹ chất lượng đẹp và tốt hơn với màu vàng ngả sang nâu đẹp, có nhiều vân gỗ ưa nhìn và sang trọng hơn. Gỗ sồi Nga màu vàng trắng sáng, bóng cùng vân gỗ thưa, độ bền kém hơn nhưng giá thành rẻ.
Sự khác nhau giữa sồi Việt Nam và nhập khẩu
Gỗ sồi thường được nhập khẩu từ các nước xứ lạnh. Trong khi gỗ sồi Việt Nam thì được lấy từ cây sồi trồng ở các khu rừng nhiệt đới ẩm gió mùa. Chính vì vậy, 2 loại gỗ này sẽ có những đặc điểm khác biệt nhau:
Gỗ sồi của Việt Nam
Gỗ sồi của Việt Nam có đường kính nhỏ. Chất gỗ cứng, có màu sáng, ít bị mối mọt. Gỗ thường được sử dụng làm đồ gia dụng, gỗ trụ mỏ hoặc gỗ củi. Gỗ của cây sồi Việt Nam mềm và có khả năng chịu nhiệt cao. Tuy nhiên, để gỗ có độ bền được lâu thì gỗ cần được sơ chế kỹ lưỡng theo các tiêu chuẩn công nghệ hiện đại ngày nay.
Gỗ sồi nhập khẩu
Gỗ sồi nhập khẩu do sống ở những vùng khô lạnh nên có độ bền dẻo dai. Màu gỗ sáng, đa dạng, gỗ cứng cáp, có khả năng chống mối mọt cao. Bên cạnh đó, sản lượng gỗ sồi ở các nước Châu Âu, Bắc Mỹ rất dồi dào. Do vậy, việc nhập khẩu về Việt Nam không tốn quá nhiều chi phí.
Trên thị trường hiện nay, hầu hết các sản phẩm nội thất gỗ của cây sồi đều được sử dụng từ gỗ sồi nhập khẩu: Gỗ sồi Mỹ, sồi Nga, gỗ sồi Pháp hoặc gỗ sồi Đức… Chất lượng, thẩm mỹ của các loại gỗ này đều được đánh giá rất cao mà mức giá thành vừa phải, phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng.
Trồng cây sồi ở Việt Nam
Cách trồng cây sồi ở Việt Nam tương đối đơn giản và dễ dàng. Sau khi chọn được những giống cây mẹ khỏe mạnh thì bạn tiến hành hái quả, lấy hạt ra khỏi quả. Sau đó, bạn đào những hố trồng sâu tầm 30 – 50cm, khoảng cách mỗi hố từ 1 – 1,5m.
Gieo trực tiếp các hạt giống xuống hố và lấp đầy đất lại, tưới nước mỗi ngày cho cây vào sáng sớm để cung cấp độ ẩm cho hạt nảy mầm, cây non phát triển. Cây phát triển khá chậm nên sau 1 – 2 tháng hạt mới bắt đầu nảy mầm và nảy chồi ra khỏi mặt đất.
Trong quá trình chọn hạt bạn nên thu hoạch vào đầu thu. Thời điểm tốt nhất là từ đầu tới giữa thu trước khi hạt rụng. Nên chọn những hạt giống không bị sâu bệnh, không nấm. Hạt sồi tốt có màu nâu, ánh xanh nhẹ và cũng phụ thuộc vào từng loại cây sồi. Hạt sồi đủ già sẽ dễ dàng được tách rời mà không cần phải bẻ.
Vị trí trồng cây
Vị trí trồng cây cũng rất quan trọng, nó quyết định đến sự phát triển và sinh trưởng của cây sồi. Khi đã chọn được đất ưng ý, bạn cần chú ý thêm:
- Đảm bảo đủ ánh sáng: Cây sồi là loài cây ưa sáng, chúng cần ánh sáng để sinh trưởng nên hạn chế trồng cây dưới bóng râm.
- Trồng cây ngày vị trí gần các đường nước ngầm, ống nước hoặc gần vỉa hè. Ở vị trí này sẽ giúp bạn hạn chế việc phải chặt cây nếu có việc cần làm ở sân.
- Nếu muốn trồng cây sồi để lấy bóng râm thì nên trồng ở hướng Tây Nam hoặc hướng Tây để nhận được bóng râm từ mùa hè và hạn chế bóng râm mùa đông.
- Giữ khoảng phù hợp với các loại cây khác vì chúng thường sẽ cạnh tranh nhau để lấy ánh sáng, chất dinh dưỡng và nước. Hạn chế trồng cây gần nhau cản trở việc phát triển.
Cây sồi có những lợi ích gì?
Ngoài những ứng dụng tuyệt vời từ gỗ sồi trong lĩnh vực nội thất, thì cây sồi còn có rất nhiều lợi ích từ phần lá để cả quả sồi.
Gỗ sồi
- Những sản phẩm nội thất được làm từ gỗ sồi sẽ làm không gian nội thất bên trong ngôi nhà bạn thêm phần sang trọng, bắt mắt. Chúng được làm tủ gỗ, cầu thang, sàn lót, … rất đa dạng với nhiều hoa văn, màu sắc độc đáo.
- Gỗ cây sồi rất cứng và đặc, chống mối mọt và nấm tốt rất thích hợp cho đóng ván, làm tàu thuyền cũng như các công trình sân vườn.
- Các nhà máy rượu cũng hay sử dụng các thùng gỗ sồi để lưu trữ, bảo quản và ủ rượu giúp cho rượu giữ được mùi vị, màu sắc được lâu và chuẩn vị nhất.
- Dùng trong nấu ăn như hun khói cá, thịt, pho mát, sử dụng gỗ sồi sẽ cho hiệu quả tốt nhất
- Các nhạc cụ sử dụng chủ yếu từ gỗ sồi vì âm vang được tạo sâu, âm sắc to hơn.
- Vỏ của cây sồi được làm nút chai, chất tanin có trong sồi được sử dụng thuộc da, và là thành phần quan trọng có ích trong y học cổ truyền.
Quả cây sồi
- Dùng làm đồ chơi và trang trí: Quả sồi có hương vị thơm ngon và chứa rất nhiều hợp chất hóa học có lợi cho sức khỏe nên mọi người yêu thích. Quả sồi có hình dáng khác lạ, đặc biệt, độ cứng ngang với gỗ nên được sử dụng để sản xuất làm đồ chơi cho trẻ. Tại nước ta, quả sồi được sấy khô dùng để trang trí với giá thành rất rẻ tùy vào từng thời điểm.
- Nhiều dưỡng chất, tốt cho sức khỏe: Quả sồi có lớp vỏ cứng, khi chín màu nâu, bên trong có nhân. Phần nhân thơm ngon, có mùi vị giống hạt đậu phộng. Trong quả sồi có chứa hàm lượng tinh bột cao, có chứa một lượng dầu dồi dào. Ăn quả sồi thường xuyên sẽ giúp phát triển hệ tiêu hóa, tốt cho tim mạch, ổn định đường huyết, cải thiện bệnh tiêu chảy.
Hoa cây sồi
Cây sồi có chứa hàm lượng tinh dầu cao, các bộ phận của cây đều chứa tinh dầu nhưng nhiều nhất là phần hoa. Hoa cây sồi là nguyên liệu chính để tinh chế nước hoa cho nam. Đây là mùi hương cá tính, mạnh mẽ, thanh mát, tạo nên một trải nghiệm đầy thú vị. Chúng được sử dụng kết hợp với các loại hương khác như hương hoa hồng, hoa cam để tạo nên những chai nước hoa cao cấp, chất lượng. Chính vì thế, hóa của cây sồi luôn được các nhà sản xuất nước hoa săn lùng.
Kết luận
Với những thông tin hữu ích về đặc điểm của cây sồi cũng các công dụng tuyệt vời mà chúng mang lại, chắc rằng bạn cũng hiểu được vì sao gỗ sồi lại được ưa chuộng đến như vậy. Hy vọng bài viết này sẽ thật bổ ích trong cuộc sống của bạn.