Hồ tiêu là loại nông sản vô cùng nổi tiếng ở Việt Nam được nhiều hộ nông nhân trồng trọt để tăng thu nhập kinh tế. Hiện tại nông sản này được thu hoạch và sản xuất ở dạng khô cung cấp cho thị trường trong nước và quốc tế khá nhiều mang lại lợi nhuận cực kỳ cao cho nông dân Việt. Hãy cùng tìm hiểu thêm về loại nông sản này thông qua bài viết sau đây.
Nguồn gốc và sự phát triển của hồ tiêu
Đã có rất nhiều thông tin về nguồn gốc ra đời của cây hồ tiêu, trong đó theo nguồn thông tin chính thống cho rằng hồ tiêu có nguồn gốc từ các quốc gia Đông Nam Á và Nam Á từ rất lâu về trước. Tại một vùng đất của Ấn Độ hơn 2000 năm về trước thì nhiều người đã sử dụng một loại làm khô để làm gia vị cho các món ăn.
Nhiều người nhận thấy được mùi vị của các món ăn đã trở nên nóng hơn, cay hơn và cuốn hút hơn nên quyết định sử dụng chúng thường xuyên. Đến nay thì loại nông sản này đã được canh tác và trồng trọt tại rất nhiều quốc gia, đặc biệt là tại khu vực Đông Nam Ấ thì có Thái Lan, Malaysia và Việt Nam.
Nhiều thông tin xưa được lưu truyền lại thì trong quá khi khi mà chưa có một thuốc đo tiền tệ quy chuẩn nào cả thì hồ tiêu còn được người dân sử dụng như một bản đơn vị để đo tiền tệ và trao đổi hàng hóa tiêu dùng mỗi ngày. Được biết đây hiện là mặt hàng có số lượng xuất khẩu ra nước ngoài thuộc hàng top của các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Một vài đặc điểm tiêu biểu về hồ tiêu
Để nhận dạng được chính xác cây tiêu thì mọi người cần nắm được các đặc điểm nổi bật của giống cây này.
Hồ tiêu là loại cây có thân leo
Chắc chắn là mọi người sẽ thường hay thắc mắc lý do gì mà tiêu thường được trồng sát bên những loại cây khác, đặc biệt là những loại cây có thân gỗ mọc thẳng đứng vì nó tạo điều kiện để cho cây tiêu có thể sinh trưởng và phát triển tốt nhất.
Hồ tiêu là loại cây thuộc họ leo, thân dài, thường bám vào những cây xung quanh để phát triển. Điều đặc biệt ở đây đó là khi bám vào những loài cây khác thì tiêu sẽ bám bằng rễ của mình chính vì thế mà nó được xem là loại cây dễ sản sinh ra rễ nhất vì để có được độ bám chắc vào cây khác.
Cấu trúc rễ đa dạng
Vì là loại cây có khả năng mọc rễ cực kỳ nhanh chóng nên hồ tiêu cũng có cấu trúc rễ vô cùng đa dạng bao gồm rễ cái, rễ phụ và rễ bám( hay còn được gọi là rễ thằn lằn).
Đầu tiên là nói về rễ cây thì rễ cái được xem là loại rễ đóng vai trò quan trọng nhất trong việc nuôi dưỡng cũng như vận chuyển chất dinh dưỡng và nước để nuôi sống toàn bộ cây hạt tiêu. Nó có khả năng mọc sâu xuống dưới lồng đất đến tận 2m đảm bảo được độ chắc chắn cho toàn cây cũng như khả năng hút nước cực tốt.
Tiếp theo là đến với rễ phụ thì khác với rễ cái khi nó là dạng rễ cọc thì rễ phụ sẽ là dạng rễ chùm. Nó có khoảng sâu từ 30 – 40 cm tính từ mặt đất trở xuống, cũng có nhiệm vụ hút nước và dinh dưỡng nuôi cây nhưng chỉ là loại rễ phụ hỗ trợ cho việc vận chuyển của rễ cái.
Cuối cùng là loại rễ bám đây cũng là loại rễ có số lượng nhiều nhất của cây tiêu khi nó mọc ở trên thân cây để thực hiện nhiệm vụ tìm chỗ bám vào để giúp cho thân leo lên. Loại rễ này mọc ra từ đốt thân bên trong của cây và chỉ có nhiệm vụ duy nhất là bám để leo.
Có 3 loại cành chính
Hiện tại trong cấu trúc sinh trưởng của mình thì hồ tiêu hiện đang có 3 loại cành chính bao gồm cành lươn, cành vượt và cành ác. 3 loại cành với 3 đặc điểm và tính năng hoàn toàn khác nhau.
Đầu tiên là cành lươn đây là loại cành mọc ra từ các mầm nách gần sát gốc của cây hạt tiêu, lưu ý là loại cành này cần được cắt bỏ để tạo khoảng trống cho thân leo cũng như kích thích mọc quả từ cây.
Tiếp theo là cành vượt có đặc điểm là mọc song song cùng với thân chính của cây tiêu, có khả năng thích ứng và sinh trưởng cực mạnh. Điều đặc biệt mà nhiều hộ trồng trọt cần lưu ý đó chính là đối với cây tiêu còn nhỏ cần bấm ngọn để nảy sinh thêm nhiều cành vượt để tạo thành bộ khung chính của cây tiêu.
Cuối cùng là cành ác hay còn được gọi là cành quả mì nó mọc ngang cũng như là cành chứa quả nên được gọi là cành quả. Thông thường nhiều hộ gia đình muốn lấy lại làm giống cho mùa sau thì sẽ lựa chọn cành vượt chứ không dùng cành ác vì cành ác không có đủ khả năng sinh trưởng và mọc rễ kịp thời với môi trường mới.
Hoa tiêu thường xuất hiện ít
Hoa tiêu là loại hoa được nhiều người đánh giá là có khả năng tự thụ phấn khá cao chính vì thế mà theo nhiều điều kiện môi trường tác động nên chúng thông thường sẽ có hình xoắn ốc. Với độ dài trung bình có được từ 5 cho đến 15 cm. Lá tiêu thì thường hay bị nhầm lẫn với lá trầu bà bởi vì chúng đều thuộc họ thân trầu.
Hạt tiêu có nhiều màu sắc
Quá trình từ khi hạt tiêu nảy mầm sinh trưởng, lớn lên rồi đến lúc thu hoạch thì màu sắc của chúng cũng thay đổi khá nhiều. Cho những ai chưa biết thì hạt tiêu có dạng gần như là hình cầu với đường kính từ 4 cho đến 8mm tương đối nhỏ. Quá trình từ lúc nảy mầm cho đến khi chín là tầm 8 đến 20 tháng.
Hạt tiêu lúc còn non thì sẽ có màu xanh càng trưởng thành thì màu xanh càng đậm dần và đến khi đã chín thì chúng sẽ có màu vàng và từ từ sẽ chuyển sang màu đỏ. Vì đặc thù kích thước là khá nhỏ chính vì thế mà chúng sẽ không mọc đơn lẻ những những loại quả khác mà thay vào đó là mọc theo chùm.
Mật độ phân bố của hồ tiêu trên thế giới
Có lẽ mọi người chưa biết trong những năm vừa qua thì thị trường hồ tiêu đã có rất nhiều biến động và sự thay đổi lớn trên toàn thế giới. Vì khả năng xuất khẩu khá tốt mà đã có rất nhiều quốc gia đang phát triển tăng cường đẩy mạnh canh tác và đã mang về một nguồn thu khủng khi xuất khẩu nông sản này ra toàn thế giới.
Hiện tại, phân bổ hồ tiêu có số lượng lớn nhất là ở quốc gia Ấn Độ vì phù hợp điều kiện và thời tiết mà loại nông sản này được canh tác khá nhiều tại đây. Mỗi năm Ấn Độ vừa cung cấp đủ lượng tiêu trong nước và còn dư ra một lượng lớn tiêu để xuất khẩu ra các nước khác.
Trung Quốc cũng là một quốc gia cũng khá hứng thú với cuộc chạy đua cho vị trí dẫn đầu về diện tích canh tác hồ tiêu. Hiện tại Trung Quốc có tới hơn 25000ha đất để dành riêng cho việc trồng tiêu và chỉ xếp theo Ấn Độ.
Nếu nói đến những vùng phân bổ hồ tiêu lớn trên thế giới mà không nhắc đến cái tên các các quốc gia khu vực Đông Nam Á thì đó là thiếu sót lớn của nhiều người. Việt Nam, Malaysia cùng với Thái Lan hiện đang là 3 quốc gia Đông Nam Á dẫn đầu về diện tích trồng trọt cũng như sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu ra toàn thế giới.
Kỹ thuật trồng tiêu được chuyên gia hướng dẫn
Để trồng tiêu thực sự không khó tuy nhiên cần phải biết được cách chăm sóc cũng như cần nghe nhiều kinh nghiệm của các chuyên gia để hiểu thêm
Lựa chọn giống hồ tiêu phù hợp với điều kiện
Đầu tiên khi quyết định trồng hô tiêu thì mọi người cần lựa chọn giống cây phù hợp với từng điều kiện khác nhau. Phụ thuộc khá nhiều về nguồn đất, môi trường, khí hậu, nguồn nước thì sẽ có những loại hồ tiêu khác nhau. Sẽ có những loại có được khả năng sinh trưởng mạnh nhưng lại chịu hạn kém.
Tìm hiểu kỹ thuật nhân giống hồ tiêu hiện đại
Nhân giống hiện đang là một phương pháp canh tác vô cùng phổ biến đặc biệt là đối với hồ tiêu khi sử dụng phương pháp nhân giống thì sẽ rút ngắn được thời gian thu hoạch quả cũng như tránh được một số loại bệnh sinh trưởng không đáng có.
Nhân giống hồ tiêu còn giúp cho sản lượng quả đạt được nhiều hơn rất nhiều so với phương pháp canh tác và trồng trọt truyền thống như trước kia. Lưu ý quan trọng nhất khi trồng loại nông sản này đó chính là bố trí hệ thống thoát nước kịp thời để cho cây không bị úng nước trong quá trình chăm sóc và tưới cây.
Giá trị dinh dưỡng, y học của hồ tiêu
Theo nhiều chuyên gia khoa học đánh giá rằng thì hồ tiêu có khả năng chữa một số bệnh nan y vô cùng khắc nghiệt như bệnh bạch tạng. Ngoài ra khi ăn hạt tiêu mọi người sẽ cảm thấy nóng và cay thì nó có tính hàn nên sẽ giúp cơ thể trở nên ấm bụng hơn cũng như đẩy lùi được một số vi khuẩn có hại với sức khỏe.
Hồ tiêu còn giúp giảm đau, có khả năng cải thiện hơi thở và thông mũi cực kỳ tốt. Cho nên với những người bị cảm, ho, sốt thường xuyên thì khi ăn thường sẽ cho thêm nhiều tiêu để giúp giảm viêm và làm ấm cơ thể.
Ngoài ra khi xay tiêu ra nhỏ dùng để đắp lên mặt sẽ giúp tẩy được tế bào da chết và cung cấp nhiều kháng thể cho cơ thể con người. Chính vì thế mà giá trị dinh dưỡng của hồ tiêu mang lại đã đóng góp rất nhiều cho lĩnh vực ẩm thực và cả y học cổ truyền hiện nay.
Kết luận
Hồ tiêu quả thật là loại nông sản vô cùng cần thiết ở thời điểm hiện tại và đương nhiên cũng nhờ loại cây này mà nền kinh tế nông nghiệp của một số quốc gia khu vực Đông Nam Á đã trở nên cải thiện và phát triển hơn rất nhiều. Đặc biệt, tại Việt Nam thì hồ tiêu cũng đã đem lại một nguồn thu nhập khá ổn định cho nông dân.