Cây tràm là loại cây nông nghiệp được trồng nhiều ở các tỉnh phía Nam nước ta, loài cây này đem lại nhiều lợi ích kinh tế cho người dân. Là loài cây được ứng dụng rộng rãi trong nhiều mặt như: Y học, công nghiệp, thủ công mỹ nghệ, du lịch sinh thái,… Cùng tìm hiểu một số thông tin về loài cây này thông qua bài viết dưới đây nhé.
Giới thiệu tổng quan về đặc điểm của cây tràm
Cây tràm còn được gọi với tên gọi khác là cây khuynh diệp, là một loại cây thường xanh, lâm nghiệp loại thân gỗ trung bình. Có thể đạt chiều cao từ 15m đến 25m khi được trồng trong môi trường đất chuẩn. Cây tràm còn có tên tiếng anh là Melaleuca Cajuputi, nằm trong chi tràm, là một trong 10 loài chi tràm phân bố phổ biến ở các vùng nhiệt đới.
Thân cây tràm dài lên đến 10m, các nhánh cây không đều, có lớp vỏ tách ra từng lớp mỏng. Cuống lá của loài cây này ngắn, hình dài, mọc so le, dài từ 4 đến 8cm, rộng khoảng 10 đến 20mm. Quả rất cứng, dạng quả nang, dài 15mm, khi được trồng ở vùng núi thì thân cây thường không được thẳng, thân cây sẽ có màu trắng sáng, lá kiểu soan hẹp, đầu nhọn lại.
Giống cây này có hơn 10 loại với nhiều tên khác nhau phân bố rải rác trên khắp các tỉnh thành trên đất nước Việt Nam. Có các cây mọc hoang rải rác, còn có nhiều hộ dân quy hoạch trồng tập trung để tạo thành khu rừng tràm. Trong dân gian từ xưa đến nay, cha ông ta phân biệt giữa hai loại tràm cừ và tràm gió để sử dụng trong cuộc sống.
Mật độ của cây tràm trên thế giới
Cây tràm là loài cây phân bố rộng rãi trên khắp thế giới, từ Australia đến các nước ở châu Á, vì có sự phát triển nhanh nên loài cây này có khuynh hướng mở rộng vùng phân bố. Phân bố ở nhiều nơi với hơn 10 loại khác nhau, rải rác khắp vùng miền Tổ quốc nói riêng và nhiều nơi trên thế giới.
Năm 1997 cho rằng các giống cây tràm có 3 loại phân bố trên khắp thế giới.
- Subsp cajuputi: Giống này phân bố chủ yếu ở các đảo Baru, Ceram, quần đảo Tanimbar, miền Tây Territory (Australia), đảo Timor.
- Subsp cumingiana Barlow: Phân bố ở Việt Nam, Thái Lan,Indonesia, Malaysia, Myanmar.
- Subsp platyphylla Barlow: Chỉ phân bố ở Australia và miền Nam Indonesia.
Hiện nay, loài cây này sinh sống ở rất nhiều nơi, chủ yếu ở Indonesia, Thái Lan, Bắc Australia, Ghinea, Brazil, Lào các tỉnh phía nam Trung Quốc. Ở Việt Nam, cây tràm phân bố nhiều tại những nơi có khu vực nước ngập mặn, nhiều nhất vẫn là ở những tỉnh phía Nam. Một số tỉnh có số lượng rừng tràm lớn: Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Đồng Nai, Đồng Tháp, Long An, Cà Mau, Hà Tĩnh, Hải Dương, Kiên Giang,…
Phân loại giống cây tràm phổ biến hiện nay
Có rất nhiều loại tràm khác nhau, hãy cùng tìm hiểu về một số giống cây tràm phổ biến hiện nay, cung cấp cho người đọc những thông tin chi tiết nhất về các giống cây này.
Tràm lá dài
Cây tràm lá dài còn có tên khoa học là Melaleuca quinquenervia. Giống tràm này có vỏ xốp, tán lá xanh và cành mọc rủ xuống đất. Lá tràm to và dài, mỏng, có chiều cao lên đến 5m khi trưởng thành. Hoa của tràm lá dài có màu trắng, mùi rất thơm, quả thì nhỏ nhắn.
Trong lá cây non có chứa nhiều tinh dầu có tính sát khuẩn cao, có thể dùng trong điều trị hô hấp. Tràm lá dài được trồng chủ yếu ven các con kênh rạch ở miền Nam nước ta.
Cây tràm lá nhỏ
Đây là một loài thuộc chi tràm, nhưng hình dáng có phần khác, cây cao từ 0,5 – 0,6m, có lá nhỏ, nhánh lông mịn. Hoa của tràm lá nhỏ có màu xanh lục và đỏ, quả thẳng hoặc lưỡi liềm, lông lốm đốm. Giống cây này có thể sử dụng từ thân đến ngọn vì có thành phần dược tính khá cao, cây mọc hoang ở các vùng núi nước ta.
Giống tràm lá rộng
Melaleuca Quinquenervia là tên khoa học của tràm gió, đây là một loài tràm rất phổ biến, các con suối và đầm lầy ven biển được trồng rộng rãi. Chiều cao trung bình có thể đạt tới 25 mét, tuy nhiên thường là tới 12 mét trong canh tác. Vỏ cây rất dai và có nhiều lớp, có thể dễ dàng bóc ra thành nhiều tấm.
Lá của tràm lá rộng phẳng, có kích thước khoảng 70mm x 20mm với 5 gân dọc theo lá. Hoa xuất hiện vào mùa thu, dưới dạng chai ngắn, có màu trắng kem và dài 50 mm. Giống tràm này là các cây trồng phổ biến trong vườn ở Australia và các khu vực nhiệt đới trên khắp thế giới, nhằm hỗ trợ cải tạo hệ thống thoát nước của các khu vực ngập mặn hoặc đầm lầy.
Cây tràm bông vàng
Tràm bông vàng còn được biết đến là cây tràm keo, tên khoa học là Acacia Auriculiformis. Được trồng đầu tiên tại miền Nam vào năm 1960, thời điểm này tràm bông vàng được trồng với mục đích phủ xanh những vùng đất bị chiến tranh tàn phá. Tràm bông vàng sinh trưởng rất nhanh, trong khoảng từ 4 đến 7 năm đã có thể khai thác. Loài tràm này có thể chịu được khí hậu khắc nghiệt.
Những cây trưởng thành sẽ có đường kính trên 30cm, phần gỗ cứng, lõi có màu vàng sáng, giống tràm này cho ra loại gỗ ít có điểm khuyết tật, không bị biến dạng, cong vênh trong khi chế biến. Gỗ tràm bông vàng được rất nhiều người ưa chuộng trong sản xuất bàn ghế, đồ mỹ nghệ,…
Giống cây tràm trà
Tràm trà được biết đến với tên khoa học là Melaleuca alternifolia, xuất hiện và có nguồn gốc từ nước Úc. Cây tràm trà lá bụi có chiều cao từ 2 – 30m, có các lá mọc đơn so le, màu xanh lục sẫm. Hoa mọc dọc theo ngọn của cành cây, mỗi cụm hoa có các cánh hoa nhỏ. Màu hoa sẽ từ trắng chuyển thành hồng, vàng nhạt hoặc ánh lục. Giống cây tràm trà phát triển rất tốt ở môi trường Việt Nam.
Tràm trà được sử dụng như một liều thuốc trị ho, chữa lành các vết thương. Lá tràm trà được dùng để chiết xuất tinh dầu tràm trà – Tea Tree. Tinh dầu này có nhiều tác dụng như: Kháng khuẩn, trị mụn trứng cá, trị nấm, bệnh ngoài da rất hiệu quả.
Cẩm nang trồng và chăm sóc cây tràm
Đầu tiên, ta xác định thời gian thích hợp để trồng cây, đối với cây con có túi bầu: Mùa trồng tràm phù hợp là tháng 5 – 6, hoặc tháng 11 – 12. Đối với những cây rễ trần: Mùa thích hợp là vào đầu mùa lũ (trong tháng 6 – 7) hoặc vào cuối mùa lũ (tháng 11 – 12).
Trường hợp nếu trồng sau mùa lũ, cần phải nhổ cây con khỏi vườn ươm và ngâm cây trong nước sạch từ 7 – 10 ngày trước khi trồng để cây ra rễ con. Đối với những vùng không bị ảnh hưởng của mùa lũ thì thời vụ trồng rừng tràm phù hợp nhất cho cả 2 cách trồng trên là vào đầu mùa mưa.
Giống tràm ta: Mật độ trồng 30.000 cây – 40.000 cây/ha, tương ứng với khoảng cách trồng 0,7m x 0,5m hoặc 0,5m x 0,5m. Đối với giống tràm Úc: Mật độ tốt nhất là trồng 15.000 cây hoặc 20.000 cây/ha, tương ứng với khoảng cách 1m x 0,7m, hoặc 1m x 0,5m.
Trước khi trồng, cần tạo lỗ có đường kính rộng từ 7 đến 10cm, sâu khoảng 15- 20cm đối với vùng đất mềm. Những vùng đất khác thì nên đào lỗ với kích thước 20 x 20 x 20cm, khi trồng xong phải giậm nhẹ xung quanh hố để cây đứng thằng, rễ cây tiếp xúc với đất.
Sau khi trồng xong cây ta đến với phần chăm sóc cây, sau khi trồng 15 – 20 ngày, kiểm tra thấy tỷ lệ cây sống < 80%, thì phải tiến hành trồng dặm. Nếu trồng tràm để lấy gỗ thì không cần phải làm cỏ và vun đất trong 2 – 3 năm đầu.
Lợi ích cây tràm đem đến cho người tiêu dùng
Lợi ích đầu tiên phải kể đến là bảo vệ môi trường và phủ xanh rừng, cải thiện hệ sinh thái. Cây tràm là loại cây có thể tận dụng được cả thân và lá, lá cây chứa hàm lượng tinh dầu có dược tính cao.
Cây tràm còn có thể dùng để làm cọc cừ tràm, nhằm gia cố nền đất yếu trong xây dựng. Với đặc tính ưa nước và khả năng chịu lực tốt, nên được dùng để tăng độ nén chặt của tầng đất nền, giảm hệ số rỗng,… Phương pháp này được nhiều nhà thầu xây dựng sử dụng.
Ngoài ra, tràm lớn hơn 10 năm tuổi được cung cấp cho các ngành chế biến, sản xuất giấy, đồ mỹ nghệ, gỗ tràm rất bền, có độ thẩm mỹ cao, giá thành lại rẻ, đem lại nhiều giá trị kinh tế cho người dân.
Giá trị kinh tế của cây tràm
Cây tràm dễ trồng, ít tốn công chăm sóc, có đặc tính sinh trưởng nhanh, từ 5-7 năm đã có thể thu hoạch, chịu được khí hậu khắc nghiệt, chịu hạn, chịu nóng tốt… Cây có thể thích nghi được với nhiều loại đất: Đất cát ven biển, đất đồi núi phát triển trên phiến thạch sét, phiến thạch mica, granite, phù sa cổ…
Rễ cây tràm có các nốt sần giúp cố định đạm nên chúng không những có khả năng thích ứng tốt trên những loại đất xấu, thoái hóa mà còn có tác dụng cải tạo đất rất tốt. Gỗ tràm có tính ứng dụng cao và giá thành rẻ, tràm còn rất dễ trồng, dễ chăm sóc không đòi hỏi kỹ thuật cao. Loài cây này đã góp phần nâng cao, ổn định đời sống của nhiều người dân.
Dầu tràm có gì đặc biệt?
Tinh dầu tràm được chiết xuất bằng phương pháp chưng cất hơi nước và được chiết xuất từ các bộ phận của cây tràm như lá, thân và cành. Tinh dầu tràm có rất nhiều công dụng có thể kể đến như:
- Giữ ấm, trị ho, ngăn ngừa, hỗ trợ điều trị một số bệnh về đường hô hấp.
- Chỉ cần nhỏ vài giọt dầu tràm vào ly nước nóng để xông mũi, súc họng, giúp kháng khuẩn và làm sạch khoang mũi họng.
- Dầu tràm có thể trị táo bón, khó tiêu.
- Làm sạch không khí và có thể làm dịu vết côn trùng cắn.
- Giúp giảm đau, thư giãn và ngủ ngon khi thực hiện massage cùng dầu tràm.
- Trị mụn, ngăn ngừa viêm da.
Kết luận
Qua bài viết này sẽ mang đến cho mọi người những thông tin về cây tràm, giúp cho mọi người phần nào đó hiểu rõ hơn về những đặc tính, ứng dụng và cách trồng của loài cây này. Bạn có thể tự trồng và chăm sóc loài cây này để cải thiện kinh tế của gia đình.