Cây lộc vừng là một trong những loài cây được thiên nhiên ưu ái ban tặng, có thể phát hiện lộc vừng ở khắp mọi nơi ở Việt Nam. Với vẻ đẹp nhẹ nhàng mà sang trọng từ cành cây cho đến bông hoa đều tạo ấn tượng đặc sắc cho mọi người.
Đặc điểm khái quát về cây lộc vừng
Cây lộc vừng hay còn gọi với tên khoa học là Barringtonia acutangula, đây là loại cây có nguồn gốc từ Nam Á và Bắc Úc. Nó chỉ thích hợp sinh trưởng ở vùng đất ấm dọc ven theo bờ biển, nếu trồng lộc vừng ở nơi khác thì khả năng ra hoa rất thấp. Ở Việt Nam lộc vừng phát triển tốt và được trồng từ miền Bắc vào miền Nam bởi vì không khí ở nước ta thích hợp cho lộc vừng sinh trưởng tốt.
Là loại cây được xếp vào thực vật thân gỗ, thân cây lẫn gốc gây đều chắc khỏe. Nếu thấy hoa ở thành chùm màu đỏ và phát ra mùi hương nhẹ nhàng thì đó chính là lộc vừng, đây là cách nhận diện rất đơn giản. Nhiều người cho rằng lộc vừng xứng đáng nằm trong nhóm bộ cây cảnh quý.
Lộc vừng cảnh có thân gỗ cứng có đường kính rất lớn, đối với loại cây này tuổi thọ càng cao thì kích thước cây càng lớn. Đối với những cây có độ tuổi cao thì bóng mát từ những tán lá lẫn khả năng che nắng cho nhà cực kỳ tốt. Khi tới mùa hoa nở, nó sẽ tỏa ra mùi hương thơm ngào ngạt. Đây chính là lý do cây lộc vừng được nhiều ưa chuộng, trưng làm cây cảnh.
Phân loại cây lộc vừng
Lộc vừng ở Việt Nam có nhiều loại phong phú, đa dạng tuy nhiên hình dáng của nó sẽ tương tự nhau. Hơn nữa mỗi vùng cũng như tùy thuộc vào vùng mà người dân sẽ có tên gọi khác nhau từ Bắc vào Nam.
Cây chiếc – Loại lộc vừng phổ biến nhất
Cây chiếc có nhiều tên gọi khác nhau như rau rừng, Barringtonia Asiatica và sinh sống chủ yếu ở rừng ngập mặn ven bờ biển, hải đảo Ấn Độ Dương, vùng biển Thái Bình Dương. Bởi vì được trồng ở nhiều nơi nên tên gọi của lộc vừng này cũng khá phong phú, tuy nhiên tên gọi cũng dựa trên đặc điểm sinh thái của cây.
Ở Việt Nam cây lộc vừng chủ yếu trồng ở Đông Nam Bộ, những vùng ngập mặn càng tốt cho cây sinh trưởng. Ban đầu trồng nó với mục đích che mát, tạo cảnh quan cho đường phố. Tuy nhiên hiện nay nhiều người xem lộc vừng như một loại cây cảnh để trưng trong nhà. Ở lộc vừng này quả có dạng hình hộp, mọc thành từng chùm là đặc điểm nhận diện ra nó.
Cây lộc vừng hoa đỏ
Đây là loại hoa đỏ có nguồn gốc từ những vùng đất tại phía đông Philippin và Bắc Úc được gọi là Barringtonia Afghanistan. Sau đó được du nhập về nước ta thì được người dân trong vừng gọi là lộc vừng hoa đỏ. Loại hoa đỏ ít phổ biến hơn, chỉ có một số chỗ trồng trên các con đường như Hà Nội.
Ngoài ra nó còn là dược liệu quý quan trọng trong nền y học, từ thời xa xưa ông bà đã có những bài thuốc được điều chế từ lộc vừng. Đúng như tên gọi, hoa của nó có màu đỏ và mọc thành từng chùm rủ xuống. Khi tới mùa hoa nở, bạn sẽ cảm nhận hương thơm nhẹ dịu từ những chùm hoa.
Lộc vừng hoa trắng
Lộc vừng sẽ nở hoa trắng nhưng nếu đất có độ kiềm cao hơn thì nó sẽ chuyển sang màu hồng nhẹ. Đây là loại cây có nhiều tên gọi nhất, nhiều quốc gia trồng nó trên đường với mục đích tạo cảnh quan đẹp cho đường phố. Có thể nói những loại cây này vừa thích hợp trồng công trình vừa thích hợp trồng trong sân vườn.
Sự phân bố rộng rãi của cây lộc vừng
Đa số các nước ở khu vực Đông Nam Á đều trồng cây lộc vừng, nếu để ý kỹ thì trên những dãy đường người ta sẽ trồng nó xung quanh. Trong đó không thể không kể đến những quốc gia có mặt lộc vừng ở khắp nơi như Việt Nam, Thái Lan, Lào, Campuchia,… Kể cả những đồng bằng cho đến miền trung du, những miền núi ít chất dinh dưỡng cũng thấy lộc vừng xuất hiện.
Lộc vừng nở đẹp nhất là vào tháng 7, mùa này thích hợp cho cây phát triển tốt và toàn diện. Những bông hoa nở rộ tỏa hương thơm dịu nhẹ, thoang thoảng trong không khí. Cho đến khoảng tháng 9 được xem là mùa thu quả lộc vừng. Trái ngược với thân cây phải phơi khô mới có thể dùng được thì phần hạt có thể ăn tươi.
Cách trồng và chăm sóc lộc vừng hiệu quả
Làm thế nào để trồng cây phát triển tốt và đẹp, trước hết bạn phải nắm rõ kỹ thuật trồng cây cho chuẩn. Ngoài ra, công việc trồng lên được cây đẹp, chất lượng thì phải bỏ ra rất nhiều công sức và sự kiên nhẫn để chăm sóc cây.
Cách trồng cây lộc vừng như như thế nào là chuẩn?
Đối với lộc vừng có thể sử dụng phương pháp chiết cành hay gieo hạt giống đều được. Tuy nhiên hiện nay phương pháp chiết cành được mọi người ưa chuộng hơn, nó vừa đơn giản vừa câu dễ phát triển nhanh hơn. Nên trồng cây vào thời gian nắng nhẹ, tránh nắng quá gắt và mùa mưa lũ.
Công tác chuẩn bị đất trồng khá quan trọng, nếu đất không đủ chất dinh dưỡng cung cấp cho cây thì khả năng sống là rất thấp. Đối với những loại đất thông thường phải đảm bảo những tiêu chí gồm đất phải có độ tơi xốp, nên trộn thêm ít phân và ủ theo thời gian quy định.
Thông thường cây sẽ lấy các dưỡng chất trong cây đến 70% nên việc tìm đất cực kỳ quan trọng. Lưu ý nếu trồng trong chậu cây thì nên đục lỗ ở phía dưới để nước có thể thoát ra môi trường bên ngoài, cây sẽ không bị chết do hấp thụ nước quá nhiều.
- Gieo hạt: Tìm những hạt giống chất lượng, kiểm tra kỹ phần giá trị thời gian sử dụng để biết được hạt giống còn dùng được không. Vùi hạt giống xuống đất, duy trì tưới nước đều đặn và tuyệt đối không tưới quá nhiều. Sau khi cây bắt đầu nảy mầm, chuyển sang nơi khác có ánh nắng dịu.
- Chiết cành: Nên chọn những cành cây lộc vừng chắc, khỏe và lá không xuất hiện tình trạng sâu bệnh. Tiếp theo khoanh vỏ rồi tạo thêm bầu đất, đợi cây ra rễ là có thể đem trồng xuống đất và tưới nước thường xuyên đảm bảo cây phát triển tốt.
Cách chăm sóc lộc vừng sinh trưởng tốt
Sau khi thực hiện xong bước trồng, bạn nên chú ý trong quá trình chăm sóc cây lộc vừng. Mặc dù nó có phát triển trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhưng nếu muốn nó luôn khỏe mạnh thì nên nắm kĩ thao tác chăm sóc
Tưới nước: Chăm chỉ tưới nước cho cây một ngày 2 lần vào sáng và chiều, lượng nước phải đảm bảo vừa đủ cung cấp độ ẩm cho đất. Không nên để đất quá khô hoặc quá nhiều nước, nên tưới vào sáng sớm khoảng 5h đến 6h. Nếu thời tiết quá khô nóng thì có thể tăng số lần tưới và ngược lại trời mưa nên tưới ít.
Ánh sáng: Bản chất đây là loài cây ưa nắng vì thế nên trồng lộc vừng ở những nơi thoáng đãng, có nhiều ánh sáng. Với trường hợp cây còn non, lúc này cây rất yếu nên cố gắng che chắn khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, còn nếu cây đã trưởng thành thì sẽ thoải mái hơn. Đối với không gian không đủ rộng, lá và tán cây phát triển tốt và khả năng che phủ bóng mát hiệu quả. Nếu trồng cây trong chậu, thường xuyên đem cây ra phơi nắng trong một khoảng thời gian.
Dinh dưỡng: Bởi vì trong đất đã có sẵn dưỡng chất cần thiết cho cây nên không cần bón phân thường xuyên, cách 3 đến 4 tháng bón NPK là được. Lưu ý trong quá trình rải phân phải trải đều, không được tập trung quá nhiều vào phần gốc. Điều đó sẽ làm cây nhanh chết vì nó không thể một lần hấp thụ nhiều dưỡng chất.
Những lợi ích cây lộc vừng mang lại
Bên cạnh việc dùng cây lộc vừng để trang trí thì nó còn là một dược liệu hiếm trong ngành y học. Lộc vừng là thành phần chính trong một số loại thuốc Đông y lẫn Tây y. Tất cả bộ phần của cây hầu như đều có công dụng.
Quả lộc vừng: Khả năng chữa bệnh chàm cực tốt, chỉ cần nghiền nát quả ra và bôi lên vết thương. Nên chọn những quả còn xanh và tươi sẽ phát huy hết công dụng, nếu phơi khô thì nó sẽ mất đi tác dụng. Ngoài ra nó còn dùng để trị đau răng, đâm nhuyễn quả lộc vừng và ngâm vào trong rượu. Thời gian ngâm hợp lý là khoảng 1 tháng, sau đó có thể ngậm rượu hàng ngày.
Phần rễ cây lộc vừng: Dùng rễ cây để giải nhiệt và hạ sốt, rửa sạch rễ rồi phơi khô hoặc dùng trực tiếp rễ tươi để sắc nước uống. Cách nào cũng hiệu quả, sẽ làm tan phần đờm trong cổ họng kể cả về hệ tiêu quá. Bên cạnh đó với những ai bị viêm da có thể giả nguyễn rể và bôi lên vị trí bị viêm. Lưu ý đây chỉ là phương pháp nhân gian điều trị tại nhà, tuy nhiên nếu không trong trường hợp khẩn cấp thì nên đến bệnh viện để điều trị.
Hạt lộc vừng: Người ta thường dùng phần hạt để trị đau mắt, đây là dược liệu được nhiều nhà thuốc Đông y điều chế nó dưới dạng viên tròn để trị bệnh rất hiệu quả. Hơn nữa với vẻ ngoài khá bắt mắt, nhiều người dùng nó để tặng quà tân gia hoặc nhà mới.
Cây lộc vừng mang lại ý nghĩa phong thủy nào?
Nhiều người cho rằng cây lộc vừng có phong thủy khá tốt cho người trồng và nó đem lại vận may, tài lộc cũng. Chữ “lộc” có nghĩa là tài luôn, mong muốn tiền bạc vào như nước. Theo quan niệm của ông bà ta, lộc vừng mang lại tài lộc và tránh những điều xui rủi cho gia chủ.
Đối với loại lộc vừng có hoa màu đỏ được ví như những pháo treo ngày Tết, đem lại vô vàn điều may mắn và hỷ sự. Lá cây màu xanh đồng nghĩa với sự tươi mới, tốt đẹp thể hiện ý chí kiên cường và mong mọi người trường thọ bền lâu. Những ai kinh doanh thường trồng lộc vừng trong nhà, họ nghĩ nó giúp cho công việc làm ăn thuận lợi và phát đạt.
Kết luận
Bài viết trên cung cấp kiến thức bổ ích về kỹ thuật trồng cây cũng như phương pháp chăm sóc cây phát triển tốt. Hy vọng bạn có thể trồng được một cây lộc vừng thành công, đem lại không gian sinh động cho ngôi nhà.