Bạch quả (Ginkgo biloba) – loài cây thuộc chi Ginkgo duy nhất còn sống sót đến hiện nay, một loại hóa thạch sống còn tồn tại. Các cây ngày nay đều có nét tương đồng giống với giống cây tổ tiên cổ xưa. Các nhà khảo cổ học cho rằng cây có xuất thân, nguồn gốc ở thung lũng núi thuộc tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Để tìm hiểu thêm về loại cây trên, thì mời bạn nên tham khảo bài viết dưới đây.
Khái quát về đặc điểm cây bạch quả
Theo Đông y, cây bạch quả còn có tên gọi khác là Ngân Hạnh, được sử dụng từ rất lâu đời trong nền y học cổ truyền của phương Đông. Là loài cây thân gỗ thuộc họ Ginkgo, cây có bắt nguồn từ Trung Quốc và thường được trồng nhiều ở các quốc gia như Trung Quốc, Hàn Quốc hoặc Nhật Bản. Ngoài ra, khi được đưa về Việt Nam, cây bạch quả được trồng và mọc rải rác ở một số tỉnh ở phía Bắc.
Về phần thân của cây bạch quả
Bạch quả thuộc cây thân gỗ nên có chiều cao mà cây có thể đạt tới là từ 20 – 35m. Cây có tán nhọn, có các cành dài kết hợp với bộ rễ bám sâu xuống đất nên có khả năng chịu được gió mạnh, mưa to. Các cành cây của bạch quả thường phát triển theo chiều dài bằng cách phát triển các cành non với các lá mọc cách nhau một cách đều đặn.
Các cành non ngắn ( ngắn đến mức mà sự phát triển sau vài năm chỉ có thể kéo dài chúng thêm 1-2 cm) và các lá của chúng thông thường sẽ không có phần thùy. Lá cây ngắn, có bướu và được sắp xếp đều trên những cành to, ngoại trừ những lá phát triển vào năm đầu tiên.
Sự kết hợp giữa khả năng kháng chịu sâu bệnh, sức đề kháng mối mọt, khả năng sinh ra các chồi và rễ khí làm cho bạch quả có khả năng trường thọ mà cây có thể sống trên 2.500 năm tuổi: Một cây 3.000 năm tuổi được phát hiện và được thông báo là tồn tại ở tỉnh Sơn Đông.
Lá cây của cây bạch quả
Lá cây có dạng hình quạt với các gân lá được tỏa ra thành phiến lá, đôi khi chia thành hai nhánh nhưng không bao giờ nối lại như một hệ thống. Phiến lá có hình quạt, mép lá phía trên được bo tròn, nhẵn, phần giữa của lá hơi lõm, chia phiến lá thành 2 thùy.
Các lá ở các cành non dài thường sẽ có vết khía hình chữ V hay có thùy, nhưng chỉ xuất phát từ mặt ngoài, giữa các gân lá. Chúng sinh ra ở phần đầu của các cành lớn nhanh, mọc xen kẽ nhau với khoảng cách đều nhau, cũng như trên các cành non ngắn sẽ tụ lại thành cụm ở đầu cành.
Phần hạt của cây bạch quả
Hạt cây có vị ngọt đắng, tính ấm, có tác dụng ôn phế ích khí, súc tiểu tiện, chỉ đới trọc. Nếu dùng sống thì giúp người bệnh có thể trừ đờm, giải độc rượu, tiêu độc sát trùng (hoa bạch quả thường nở vào ban đêm, có độc tính nhẹ nên có tính tiêu độc, sử dụng để sát trùng).
Nguồn gốc của cây ngân hạnh
Bạch quả là một trong những loài cây sống lâu đời nhất tính đến thời điểm hiện tại, có niên đại hơn hơn 200 triệu năm. Đây là một loại cây bản địa ở Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, đã được trồng và xuất hiện ở châu Âu từ khoảng năm 1730 và ở Hoa Kỳ kể từ khoảng năm 1784.
Do bạch quả được coi là cây thần, cây thánh trong cả Phật giáo lẫn Nho giáo, nên nó còn được trồng rộng rãi tại quốc gia Triều Tiên và một số khu vực của Nhật Bản. Trong một số trường hợp tự nhiên hóa đã và đang diễn ra, với cây được gieo rắc và mọc lên giống trong các khu rừng của tự nhiên.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bạch quả
Cây ngân hạnh là loài cây có sức sống mãnh liệt nên quá trình trồng cây không có gì quá phức tạp. Để hiểu thêm về cách trồng cây, bạn nên tham khảo thêm về cách sau đây.
Cẩm nang trồng cây bạch quả
Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị đất trồng tơi xốp, nhiều chất dinh dưỡng có thể trộn thêm ít phân chuồng. Ngoài ra, đất trồng cần trộn thêm ít xơ dừa, mùn cưa để tăng thêm độ tơi xốp cho đất trồng. Bạn có thể chuẩn bị chậu, bầu ươm cần được đục lỗ thoát nước đầy đủ, tránh ngập úng dẫn đến cây bị chết.
Cây bạch quả có thể nhân giống bằng nhiều phương pháp khác nhau như hạt, chiết cành hoặc giâm cành. Tốt nhất bạn nên sử dụng phương pháp chiết cành để tăng tỉ lệ sống sót và giúp cho cây có thể sinh trưởng nhanh hơn.
Từ cây bạch quả mẹ, hãy chọn ra một cành cây nhỏ có hình thái mập mạp, khỏe mạnh nhưng không quá già, dài khoảng 10-20cm. Tiếp đó, bạn thực hiện khoanh vỏ, đắp bầu đất vào và tiến hành tưới nước.
Khi phần rễ trong bầu đất bén rễ thì bạn cắt cành ra sau đó trồng vào chậu đã được chuẩn bị từ trước. Thường xuyên tưới nước kết hợp đặt cây ở nơi thoáng mát nhưng tránh xa ánh nắng gắt mặt trời làm cây nhanh mất nước. Khi cây lớn hơn thì có thể tách ra để trồng ở vị trí đất mà mong muốn.
Kinh nghiệm chăm sóc cây ngân hạnh
Để chăm sóc cây trưởng thành, sinh trưởng tốt thì bạn cần phải lưu ý những yếu tố sau đây:
- Thời điểm trồng bạch quả: Cây con khá yếu ớt, sinh trưởng chậm nên bạn cần chọn thời điểm có thời tiết mát mẻ, mưa nhiều để thực hiện trồng cây, như vậy cây sẽ phát triển thuận lợi và nhanh chóng hơn.
- Tưới nước: Bạn không cần tưới quá nhiều nước, khi cây còn nhỏ thì chỉ cần tưới với tần suất 1 lần/ngày. Nhớ chú ý lượng nước tưới để tránh cây bị ngập úng, tồn đọng quá nhiều nước. Khi cây đã lớn, được trồng trong khu vực rộng rãi thì bạn có thể tưới với tần suất 3 ngày, thậm chí 1 tuần mới cần tưới 1 lần.
- Độ ẩm: Thời điểm cây còn nhỏ, bạn nên phủ rơm quanh gốc để giữ ấm cho cây, tưới nước để duy trì độ ẩm. Khi cây lớn thì thường xuyên dọn cỏ, vệ sinh gốc cây để dồn dinh dưỡng cho cây phát triển.
- Ánh sáng mặt trời: Là loài cây ưa ánh nắng, nên khuyến cáo bạn trồng cây bạch quả ở những vị trí thoáng mát. Khi cây còn nhỏ thì nên sử dụng biện pháp che chắn mỗi khi có nắng gắt. Còn nếu cây đã lớn thì cây vẫn có thể sinh trưởng tốt, phát triển ngay cả khi nắng gắt.
- Bón phân cho cây: Thời hạn bón cho cây là định kỳ 4 tháng một lần, bạn bón cho cây một ít phân NPK hoặc phân chuồng để cung cấp chất dinh dưỡng. Bón thúc thêm cho cây vào những đợt cây ra lộc, ra hoa để cây có đủ chất dinh dưỡng để sử dụng.
Lợi ích và công dụng của cây bạch quả
Cây bạch quả được nhiều người biết đến và sử dụng với nhiều lợi ích cho trí não của con người. Nếu chưa biết về công dụng của chúng, thì dưới đây bài viết sẽ liệt kê những lợi ích mà cây mang lại.
Giúp cải thiện khả năng nhớ của trí não
Một số nghiên cứu khoa học cho thấy dùng bạch quả trong một năm sẽ cải thiện một số triệu chứng của bệnh Alzheimer và nhiều triệu chứng mất trí nhớ khác. Với liều lượng là 240 mg mỗi ngày sẽ đem lại cho người dùng tác dụng tốt hơn khi sử dụng liều 120mg mỗi ngày.
Giảm đau chân khi đi bộ, khi chạy
Đau chân khi đi bộ có liên quan đến vấn đề lưu lượng máu kém, máu không đủ cung cấp (bệnh mạch máu ngoại biên). Vì vậy, việc uống thuốc được chiết xuất từ lá ngân hạnh giúp những người có thể lưu thông máu tốt hơn ở chân, đi lại mà không bị đau.
Viên uống bổ sung các chất dinh dưỡng từ cây cũng có thể làm giảm việc phải tiến hành phẫu thuật. Tuy nhiên, những người mắc bệnh này cần dùng bạch quả liên tục trong vòng 24 tuần để thấy được hiệu quả tốt nhất từ cây.
Giúp giảm hội chứng tiền kinh nguyệt cho hội chị em
Uống chiết xuất lá bạch quả có tác dụng làm giảm đau vú và nhiều triệu chứng liên quan đến hội chứng tiền kinh nguyệt. Khi bắt đầu triệu chứng được vào ngày thứ 16 của chu kỳ kinh nguyệt và tiếp tục tiếp diễn cho đến ngày thứ 5 của chu kỳ kinh nguyệt kế tiếp.
Cải thiện đáng kể làn da của người sử dụng
Lão hóa da là một hiện tượng sinh học phức tạp do các yếu tố bên trong và bên ngoài môi trường tác động vào da của cơ thể. Tiếp xúc với tia cực tím (UV) sẽ gây ra nhiều thay đổi vật lý trên da thông qua các nhiều con đường phức tạp. Cuối cùng, dẫn đến việc tạo ra các loại oxy phản ứng, tiết ra hai loại ma trận là metalloproteinase và elastase .
ROS sẽ trực tiếp gây ra lão hóa cho da thông qua quá trình oxy hóa hủy hoại lipid, protein và DNA có trên da. Chất dinh dưỡng được chiết xuất từ lá bao gồm flavonoid (24%), terpene trilactones (6%), proanthocyanidins, axit hữu cơ và các thành phần khác.
Công dụng của những chất trên có khả năng chống oxy hóa mạnh. Các flavonoid có trong lá, chẳng hạn như quercetin và kaempferol có thể trực tiếp dập tắt các gốc tự do hay Ginkgolide A và bilobalide có tác dụng tích cực đối với hệ collagen.
Lưu ý những tác dụng phụ khi dùng bạch quả
Bên cạnh những công dụng mà cây mang lại, thì người dùng cần phải lưu ý những tác dụng phụ dưới đây:
- Ở một số người bị dị ứng, lá bạch quả có thể gây nhức đầu, chóng mặt, tim đập nhanh, buồn nôn, nóng rát và tiêu chảy. Dị ứng với ngân hạnh sẽ gây kích hoạt phát ban trên da hoặc mang nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng hơn.
- Với những bệnh nhân chuẩn bị phẫu thuật có nhu cầu sử dụng ngân hạnh cần xin ý kiến và được sự đồng ý của bác sĩ. Không nên dùng quả ngân hạnh, nếu người bệnh có tiền sử các bệnh như: bệnh tiểu đường, động kinh, hoặc các vấn đề liên quan đến khả năng sinh sản.
- Không ăn các bộ phận chưa được qua xử lý bài bản của cây bạch quả, vì hạt của cây khi chưa nấu chín có thể gây co giật và dẫn tới nguy hiểm đến tính mạng.
Kết luận
Cây bạch quả nếu được sử dụng đúng sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho người sử dụng, tuy nhiên nếu không hiểu rõ cây thì bạn sẽ phải chịu nhiều hậu quả khó lường. Hy vọng, qua bài viết người đọc sẽ đọc, hiểu được về cây ngân hạnh, tìm được cách chăm sóc, cách trồng và hơn hết là phát huy được công dụng của cây.