Cây bạc hà là loài cây quen thuộc và được sử dụng nhiều ở trong các bài thuốc y học cổ truyền và mang đến hương vị sảng khoái khi dùng. Tuy nhiên vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ về bạc hà, bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin và công dụng chi tiết nhất cho bạn.
Nguồn gốc và nhận biết cây bạc hà
Cây bạc hà còn có nhiều tên gọi khác như anh sinh, bà hà, đông đô, kê tô,…. và có tên khoa học là Mentha Arvensis. Chúng là loài cây thân thảo có chiều cao từ khoảng 0.6-0.8m. Bạc hà thường có vị cay nhưng mang lại sự mát mẻ, trong chúng có chứa menthol – thường dùng làm hương trong một số thực phẩm. Với mỗi loại bạc hà sẽ mang một vị cay khác nhau.
Có loại bạc hà mọc hoang thường mọc ở những nơi cao từ 1300 – 1600m như những vùng núi Sapa, Sìn Hồ,…. Với những giống bạc hà từ nước ngoài sẽ được trồng chủ yếu tại các tỉnh đồng bằng để làm thuốc. Bạc hà có thể thu hái rồi phơi khô dùng sau hoặc ép tinh dầu nguyên chất.
Thông thường, người ta thường hay nhầm lẫn cây bạc hà với cây húng lủi, vậy để phân biệt hai loài cây này ta sẽ dựa vào đâu? Để phân biệt chúng đầu tiên ta sẽ dựa vào đặc điểm bên ngoài, bạc hà sẽ có là mọc đối xứng nhau và thon dài, lá dài khoảng 5cm rộng 3cm, mép lá sẽ có răng cưa và có lông tơ. Húng lủi sẽ có lá nhỏ hơn.
Ngoài ra, bạc hà sẽ mang vị thơm mát và hơi cay the the giống vị của Singum Doublemint. Còn về phần húng lủi sẽ có mùi hương nhẹ hơn, vị cay cũng nhẹ chứ không cay mạnh thương hiệu như bạc hà.
Đặc điểm chung của cây bạc hà
Cây bạc hà có đặc điểm khá dễ nhận biết, đó là:
- Phần thân cây thuộc dòng thân cỏ nên khá mềm và thấp, thân sẽ mang những mầm lá và mọc lan. Chiều cao cây sẽ khoảng từ 0.6-0.8m khá thấp.
- Lá cây có răng cưa ở vành lá mọc đối xứng nhau, phần hoa được mọc ra từ phần nối cuống lá với thân có nhiều màu sắc như hồng, trắng, tím.
- Quả bạc hà là dạng quả bế, bên trong có 4 hạt, các bộ phận của cây từ thân tới lá đều có lông mỏng.
- Môi trường sống thích hợp của loài cây này là ở nơi cao, khí hậu lạnh từ 1300-1600m. Nhưng có một số giống từ nước ngoài thích hợp được trồng tại đồng bằng.
- Lá bạc hà có vị cay nồng, nhưng lại rất thanh mát và sảng khoái, đó là lý do tại sao bạc hà thường được dùng để tinh chế tinh dầu.
Công dụng của cây bạc hà trong trị bệnh
Với những thành phần như tinh dầu có khoảng 1-3% chủ yếu là menthol, Limonene, cement, myrcene,…. Bạc hà chính là loại dược liệu có công dụng rất lớn. Vậy bạc hà có thể trị một số căn bệnh nào ta sẽ được biết ngay dưới đây.
Làm sạch phần xoang mũi
Trong bạc hà có chứa khá nhiều những hợp chất có tác dụng chống viêm rosmarinic acid. Như vậy, ta chỉ cần sử dụng vài giọt tinh dầu bạc hà hay có thể dùng lá bạc hà tươi để xông sẽ giúp làm sạch phần xoang mũi. Ngoài ra, cây bạc hà còn giúp điều trị bệnh hen suyễn hoặc bệnh dị ứng do nhiễm trùng nấm.
Cây bạc hà giúp chống say xe và xua đuổi côn trùng
Để chống say xe, ta nên uống một ly trà từ bạc hà, việc này sẽ giúp ta chống buồn nôn. Ta nên cho 3 – 4 giọt tinh dầu từ bạc hà vào khăn tay để ít, điều này cũng giúp chống say xe rất hiệu quả. Ngoài ra, ta nhỏ vài giọt tinh dầu bạc hà vào những chiếc máy xông hơi để khử mùi, nếu ta pha bạc hà với nước để phun có thể giúp ta đuổi côn trùng.
Bạc hà giúp trị hôi miệng và giảm căng thẳng
Với những người bị hôi miệng, có thể nhai trực tiếp lá bạc hà tươi hoặc sử dụng trà bạc hà sau bữa ăn sẽ giúp khử mùi. Sử dụng lâu dài có thể trị được căn bệnh hôi miệng khó chịu này. Không chỉ vậy, uống 1 ly trà bạc hà trước khi đi ngủ sẽ giúp bạn dễ ngủ, ngủ ngon hơn và giảm được stress.
Giúp làm đẹp da
Trong cây bạc hà cũng như tinh dầu bạc hà đều có khả năng kháng viêm cũng như nhiều loại vitamin do đó trị mụn, các vết thâm và làm da trắng sáng rất hiệu quả. Để sử dụng bạc hà làm đẹp, ta lấy lá bạc hà rửa sạch rồi giã nát, sau đó đắp lên chỗ có mụn hoặc sẹo rồi chờ đợi. Sau khoảng một tuần sử dụng, mụn và sẹo sẽ mờ dần và da dẻ trắng sáng hơn.
Cây bạc hà giúp trị đau cơ
Phần tinh dầu của bạc hà đặc biệt là Menthol có khả năng bốc hơi nhanh, gây cảm giác mát lạnh và tê đi tại chỗ, điều này sẽ làm giảm cảm giác đau. Do đó khi vận động mạnh khiến bạn bị đau cơ thì nên dùng tinh dầu từ bạc hà rồi xoa lên nơi đau nhức. Nó giúp cơ thả lỏng, giảm đau nhanh và hiệu quả.
Các món ăn, đồ uống được làm từ bạc hà
Cây bạc hà là một loài cây tốt, có nhiều ưu điểm và công dụng tuyệt vời. Do đó việc tạo ra nhiều công thức chế biến bạc hà thành một món ăn, đồ uống ngon mà vẫn giữ được công dụng là điều cần thiết. Dưới đây ta sẽ tìm hiểu một số đồ uống, món ăn được chế biến từ bạc hà.
Detox chanh bạc hà
Sự kết hợp giữa chanh và bạc hà là một sự kết hợp hoàn hảo, mang lại công dụng tuyệt vời cho cơ thể như giải nhiệt, chống lão hóa, làm đẹp da,…. Do đó, món detox này là sự lựa chọn tuyệt vời, món này cũng được làm khá dễ dàng như sau:
- Đầu tiên, ta chuẩn bị nước lọc, nước cốt chanh, nước cam, lá bạc hà, mật ong.
- Bước 2, ta sẽ đun sôi nước với bạc hà khoảng 5 phút để nước có hương bạc hà rồi để cho nguội.
- Bước 3, cho lần lượt nước cốt chanh, nước cam và mật ong vào phần nước bạc hà rồi ngoáy đều là đã thành công. Nếu muốn tăng thẩm mỹ và hương vị, ta nên cho thêm nhánh bạc hà tươi, sợi vỏ chanh, vài lát chanh mỏng.
Trà từ cây bạc hà
Món trà bạc hà là một món đồ uống tuyệt vời, hương vị mát lạnh từ bạc hà giúp tỉnh táo, hương trà thêm phần ngon miệng. Đây là món đồ uống rất được ưa chuộng bởi trà bạc hà có thể giúp giảm stress và dễ ngủ.
Để pha món này, ta chỉ cần chuẩn bị bạc hà đã rửa sạch, một túi trà lọc, nước sôi và đường. Ta đổ nước sôi vào ly, cho túi lọc trà vào trong rồi thêm bạc hà và đường, sau khoảng 20 phút thì có thể sử dụng được.
Món trà táo với lá cây bạc hà
Thêm một món nước cực ngon nữa đó chính là trà táo kết hợp với bạc hà. Để pha chế đồ uống này ta cần chuẩn bị nước lọc, trà túi lọc vị táo, siro bạc hà, táo và thêm một chút lá bạc hà tươi.
Đầu tiên ta sẽ ngâm trà túi lọc vào nước nóng để thành nước cốt trà, nên ngâm trong khoảng 2-3 phút. Sau đó ta thêm siro táo và bạc hà khoảng 10ml cho mỗi loại. Nếu ta có bình lắc, ta nên bỏ một chút đá, đường và hỗn hợp trà đó vào bình rồi lắc lên cho tan đều và có bọt. Sau đó đổ ra ly, thêm đá và bạc hà để trang trí và cho món nước thêm ngon.
Bánh quy socola với bạc hà
Món bánh quy này vừa ăn vừa uống thêm một tách trà bạc hà nữa là quá tuyệt vời. Để làm món bánh thơm ngon này, trước tiên ta cần chuẩn bị bột mì, đường, bột cacao, bột nở, muối, lá bạc hà, socola, trứng, bơ, vani. Sau khi đã chuẩn bị xong, ta sẽ đến với công đoạn làm bánh như sau:
- Bước 1: Ta trộn bột mì, bột cacao, muối và bột nở chung với nhau.
- Bước 2: Ta nghiền nhỏ socola thành vụn nhỏ rồi cho chung với đường, bơ vào một nồi nhỏ, sau đó đun lửa nhỏ khuấy đều. Khi hỗn hợp tan chảy thì tắt bếp rồi cho nồi ra nhưng vẫn đảo đều tay đến khi tan chảy hoàn toàn.
- Bước 3: xay nhuyễn lá bạc hà và đường ra thành hỗn hợp bột mịn. Sau đó cho vào hỗn hợp socola đã nấu chảy và khuấy đều. Trứng sau khi đánh đều với vani thì tiếp tục cho vào socola.
- Bước 4: Ta cho hỗn hợp bột đã làm ở bước một vào trộn cùng socola để trở nên đặc hơn, ta nên bọc giấy rồi cho vào tủ khoảng 1 tiếng là được. Sau 1 tiếng, ta lấy ra và dùng thìa tạo hình bánh.
- Bước 5: Lăn bánh qua đường bột sau đó bỏ vào khay nướng và nướng đều khoảng 10-15 phút ở 180 độ C.
Trồng và chăm sóc cây bạc hà như thế nào?
Cây bạc hà là một loài cây khá dễ chăm sóc và có hương thơm dễ chịu. Tuy nhiên nếu trồng không đúng cách cây sẽ không được phát triển toàn diện cũng như giảm bớt hàm lượng chất có lợi. Trước khi trồng bạc hà, ta phải chuẩn bị các dụng cụ trước.
Chuẩn bị dụng cụ và đất trồng, giống cây
Về dụng cụ trồng cây bạc hà, ta nên dùng các chậu khay bỏ đi, thùng xốp, bao xi măng hoặc có thể trồng trực tiếp trong vườn. Luôn nhớ đục lỗ để thoát nước cho cây. Về đất trồng thì bạc hà có thể phát triển được trên nhiều loại đất, tốt nhất là các loại đất không bị nhiễm phèn, nhiễm mặn và có độ xốp cũng như thoát nước tốt.
Ta có thể mua đất tại các tiệm bán đất trồng cây hoặc tự làm đất với phân bò ủ mục. Về giống trồng, hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại bạc hà như bạc hà Pháp, bạc hà chanh,… Ta có thể tùy chọn giống theo sở thích.
Tiến hành trồng cây
Đất sau khi được làm kỹ, sạch và tơi xốp thì ta lên luống và bón phân lót. Mỗi luống cách nhau khoảng 20cm và sâu 10cm. Ta sẽ đặt nghiêng đoạn cành cây bạc hà xuống rãnh, mỗi cây cách nhau 20cm, lấp đất và để hở ⅓ cành. Sau khi trồng xong, ta nên tưới cây mỗi ngày và sau khoảng 1 tuần cây sẽ bắt đầu phát triển mạnh.
Kỹ thuật chăm sóc
Sau khi trồng bạc hà khoảng 2-3 tuần, ta nên bón lót bằng các loại phân hữu cơ, phân bò để bổ sung dưỡng chất cho cây. Ở giai đoạn cây còn chưa bò lan ra xung quanh thì ta sẽ dùng cuốc xới đất, cuốc cỏ, còn khi cây đã phát triển mạnh ta sẽ nhổ cỏ bằng tay.
Vào những ngày mùa khô, nếu thiếu nước bạc hà sẽ trụi lá, do đó cần phải tưới kịp thời. Ta nên tưới nước vào rãnh để nước ngấm sâu được tới rễ. Ngoài ra ta nên nhổ cỏ sạch sẽ, dọn dẹp xung quanh cây như gom các lá già, khô, nếu mưa to thì phải tháo nước tránh để bị úng rữa.
Những giá trị mà cây bạc hà mang đến
Giá trị mà bạc hà mang đến rất nhiều, đầu tiên ta có thể kể đến đó là giá trị về sức khỏe của con người. Tinh dầu từ cây có nhiều tác dụng như làm sạch xoang mũi, giảm đau cơ, làm trà uống dễ ngủ. Trồng bạc hà còn có thể giúp xua đuổi côn trùng, tránh bị các bệnh do côn trùng cắn.
Không chỉ vậy bạc hà tươi còn được dùng để tạo ra các món ăn, đồ uống thanh mát, thơm ngon. Kèm với những giá trị về sức khỏe, bạc hà còn mang lại lợi ích về kinh tế nữa. Ta có thể bán lá bạc hà tươi, bạc hà sấy khô và có thể tự làm tinh dầu bạc hà nữa, tất cả đều mang lại giá trị kinh tế nhất định.
Kết luận
Cây bạc hà là một loài cây tuyệt vời từ hương vị cho tới công dụng. Qua bài viết trên đã giúp ta có được những thông tin chi tiết về bạc hà cũng như công dụng, cách tạo ra món ngon từ bạc hà, cách chăm sóc loài cây tuyệt vời mà thiên nhiên ban tặng.