Cam thảo được nhiều người biết đến với cái tên “thần dược”, đem đến nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người. Với công dụng hết sức thần kì như: chữa ho, đau sưng họng, thanh nhiệt, tăng cường sức đề kháng, và nó được dùng nhiều trong đời sống Đông Y hiện nay. Liệu rằng có nên lạm dụng loại dược liệu này hàng ngày và liên tục không?
Tìm hiểu chung về cây Cam thảo
Dù là trong Đông Y hay Tây Y thì Cam thảo từ lâu đã trở thành một vị thuốc quen thuộc và được ứng dụng rộng rãi. Nó đem đến những công dụng tuyệt vời không thể bỏ qua như: chữa ho, sưng đau họng,…
Chính vì thế, đây là nguyên nhân khiến nó dần trở thành một loại gia vị được sử dụng khá nhiều trong các hộ gia đình. Không chỉ vậy, người ta thường chế biến Cam thảo thành một loại thức uống thay trà đem đến công dụng phế nhuận, bổ tỳ.
Cam thảo có tên khoa học là Glycyrrhiza uralensis thuộc loại cây họ đậu và có nguồn gốc từ Châu Á. Chúng ta thường sử dụng Cam thảo được chiết xuất từ rễ cây, bản chất nó có vị ngọt và tính bình.
Theo các nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Cam thảo có khả năng giảm thiểu và chữa được rất nhiều căn bệnh khác nhau. Đây chắc chắn là một loại thuốc dân gian mà bạn không thể bỏ qua.
Hiện nay có các loại cây nào?
Cây Cam thảo đã được người dân phát hiện và chính thức sử dụng để chữa bệnh từ hàng trăm năm trước. Ở nước ta có hai loại cam thảo là Cam thảo Nam và Cam thảo Bắc – 2 tên gọi gần giống nhau. Tuy nhiên, chúng lại có các đặc điểm và công dụng y học hoàn toàn khác xa nhau.
Chính vì thế, chúng tôi sẽ giúp bạn phân biệt rõ ràng hai vị thuốc này và tìm hiểu về tất cả các công dụng cũng như lưu ý về chúng để tránh nhầm lẫn trong sử dụng.
Cam thảo Nam
Cam thảo Bắc là vậy, còn đối với Cam thảo Nam, tuy đây là loài cây có tên gọi hao hao giống với cây Cam thảo Bắc nhưng 2 cây này lại có đặc điểm cùng những công dụng hoàn toàn khác nhau và bạn hoàn toàn có thể dễ dàng phân biệt được:
Phần thân mọc trên mặt đất thường có độ cao nằm trong khoảng 0,4 – 0,7 m và mọc thẳng đứng. Đối với các cây có thân già thường hóa gỗ ở gốc, phần thân non thì có nhiều khía dọc.
Lá của Cam thảo Nam có thể mọc đối hoặc mọc vòng ba và có độ dài từ 3 – 5cm, độ rộng 1,5 – 3,0 cm. Hình phiến nguyên và hẹp dần ở gốc, phía bên mép lá có răng cưa thưa và hệ thống gân lá hình lông chim.
Cuống quả có dài 0,8 – 1,5 cm và thuộc loại quả nhỏ được đựng trong đài, có hình nâu đen. Quả nằm vị trí bên trong đài và có dạng gần tròn, cùng với các núm nhụy thò ra ở đỉnh quả dài từ 1 – 2 mm.
Đặc điểm của loài cây này là quả luôn tồn tại ở kẽ lá – điểm đặc sắc nhất của cây. Rễ chính thường nhỏ và khác hoàn toàn với Cam thảo Bắc, có nhiều rễ phụ màu nâu đất. Cây này thường có mùi thơm nhẹ, khi đưa vào miệng sẽ cảm nhận được vị đắng đầu tiên, sau đó giảm dần và đem lại vị hơi ngọt.
Cam thảo Bắc
Cam thảo Bắc là loại cây có thân nhỏ sống nhiều năm, tuy thân nhỏ nhưng nó lại có một hệ thống rễ và thân ngầm rất phát triển, ăn sâu dưới lòng đất.
Thậm chí, rễ thân ngầm của chúng ở dưới đất có thể đâm ngang với độ dài lên tới 2 m. Không chỉ vậy, từ thân ngầm này chúng phát triển và lại mọc lên tạo thành các thân cây khác. Đối với loại thân đứng, thường có độ cao nằm trong khoảng 0,5 – 1,5 m. Được xếp vào nhóm thực vật thân yếu, lá kép hình lông chim mọc lẻ và có từ 9 – 17 lá chét hình trứng.
Bên cạnh đó, hoa của Cam thảo Bắc có dạng nhìn giống như những chú bướm và phủ bởi 1 màu tím nhạt.
Trồng Cam thảo thế nào mới hiệu quả?
Tùy vào từng loại cây mà có quá trình sinh trưởng và phát triển trong điều kiện môi trường hoàn toàn khác nhau. Chính vì thế, cây Cam thảo cũng có cách trồng và chăm sóc theo chế độ riêng biệt, khác hoàn toàn với các loại cây chữa bệnh thông thường khác.
Tuy nhiên, có rất nhiều người không nắm bắt được cách trồng và chăm sóc cây loài cây này một cách cụ thể và chính xác, sao cho đem lại được hiệu quả cao nhất. Vì thế, chúng tôi sẽ chia sẻ các thông tin liên quan đến cách trồng và chăm sóc có hiệu quả ngay dưới đây.
Nhiệt độ sống thích hợp của cây Cam Thảo
Cây này là một trong những loại cây thích hợp và có khả năng phát triển tốt trong kiểu khí hậu ôn hòa, mát mẻ quanh năm. Do đó, phần lớn loại cây này thường được tìm thấy ở những tỉnh thuộc khu vực miền Bắc ở nước ta.
Để cây được sinh trưởng và phát triển tốt nhất, thì bạn bên trồng ở vùng đất có nhiệt độ dao động từ 18 độ C đến 20 độ C. Như vậy, thời gian lý tưởng dành cho bạn để có thể trồng loại cây này là vào mùa đông hoặc mùa xuân – khi mức nhiệt chỉ thấp và dao động trong khoảng nhiệt độ cho phép.
Đất và kỹ thuật trồng
Để có thể trồng được cây Cam thảo, bạn cần chọn loại đất khô ráo, đất cát hoặc đất cát vàng để đặt cây. Vì đây là những loại đất có chứa nhiều canxi, rất tốt cho cây có khả năng phát triển và tạo ra được vị ngọt, giúp ích trong quá trình sắc thuốc hơn so với các loại đất khác.
Ngoài ra, bạn có thể chọn đất đen cứng chắc, độ ẩm rơi vào mức thấp và kiềm tính nếu khu vực sinh sống không có loại đất trên. Tuy nhiên nếu trồng cây trên loại đất này, cây sẽ phát triển chậm hơn khiến cho chất lượng cây sẽ kém đi rất nhiều.
Cách trồng
Có rất nhiều cách để bạn có thể tham khảo trồng cam thảo như: gieo hạt, bản thân sẽ hoặc phương pháp hom cây. Dù là sử dụng cách trồng nào thì cũng đều có những kỹ thuật hoàn toàn khác nhau, song vẫn đem lại cho bạn một hiệu quả tốt.
Nếu trồng bằng cách gieo hạt hoặc thân rễ, bạn cần thực hiện vào khoảng thời gian từ tháng hai đến tháng 3 trong năm, ngay khi đã lựa chọn được loại đất thích hợp. Ngoài ra, trong quá trình làm đất hãy bón thêm phân chuồng đã mục, điều này giúp cây có được điều kiện phát triển tốt nhất.
Sau khi hoàn thành bước gieo hạt, hãy lấp đất dày khoảng 1cm và tưới nước để cây có thể gặp nước một cách dễ dàng. Nếu thực hiện đúng các bước trên, chỉ sau 15 ngày cây con sẽ bắt đầu mọc.
Nếu lựa chọn phương pháp trồng cây bằng hom: hãy hom cây được lấy khi thu hoạch. Sau khi chuẩn bị đất xong, bước tiếp theo là tiến hành cho hom xuống rạch và khoảng cách mỗi hom từ 10x10cm. Sau đó, lấp đất có độ dày khoảng 5cm và lưu ý cần nén chặt để cố định hom dưới lòng đất. Thực hiện đúng các bước trên, cây của bạn sẽ nhanh chóng mọc chỉ sau khoảng 20 ngày.
Cần lưu ý gì khi trồng Cam thảo
Mặc dù là loài cây nào thì khi trồng các bạn cũng cần bỏ túi những lưu ý một số vấn đề. Chẳng hạn như:
- Đảm bảo hết sức kỹ lưỡng về vấn đề đất trồng, đảm bảo trồng ở những nơi có đất tơi xốp giúp cây có thể sinh trưởng và phát triển một cách bình thường.
- Bên cạnh đó, nếu trồng cây theo phương pháp hom phải đảm bảo đúng quy chuẩn và không được cắt vào mắt ngủ của cây.
- Ngoài ra, sau khi trồng cây xong nhận định cần tưới nước thường xuyên để đảm bảo được ấm cho đất cũng như cung cấp đủ đất nước cho cây.
- Không chỉ vậy, khi thực hiện đầy đủ tất cả các bước trên, để có thể giúp cây phát triển và sinh trưởng tốt thì bạn cần thường xuyên làm đất diệt cỏ dại. Điều này giúp cây không bị mất đi nguồn dinh dưỡng từ đất và luôn đảm bảo sống trong môi trường tơi xốp.
Ngoài ra, khi cây mọc được từ 3 đến 5 lá, hãy căn cứ vào mật độ cây và tỉa bớt lá, đảm bảo cây luôn được thông thoáng tạo điều kiện phát triển. Các bạn cần xới đất trung bình mỗi tháng một lần và thường xuyên làm có để đảm bảo đất luôn được tươi xốp, các loại cỏ dại lấy đi nguồn dinh dưỡng cho cây. Từ đó, cây của bạn sẽ được sinh trưởng và phát triển một cách tốt nhất, đem lại năng suất cao.
Công dụng tuyệt vời mà Cam thảo đem lại
Từ xa xưa cho đến nay, loại cây này được ví như một loại thảo dược quý giá và tốt nhất trong các bài thuốc Đông Y. Người lớn và trẻ nhỏ, bất cứ đối tượng nào đều có thể sử dụng nó trong quá trình hỗ trợ và điều trị các bệnh lý mà con người thường mắc phải.
Đối với người lớn, hoàn toàn có thể dùng lá và rễ cây phơi khô rồi tiến hành sắc thành nước uống. Thậm chí, bạn hoàn toàn có thể uống nước thay cho nước uống trong sinh hoạt hằng ngày giúp cho cơ thể được thanh nhiệt và giải độc tốt hơn.
Đối với trẻ nhỏ, bộ phận ở cây thường dùng đó đó chính là lá và rễ. Đây là những bộ phận có tác dụng chữa ho, tiêu đờm, giảm nhanh cơn sốt ở trẻ nhỏ. Không chỉ vậy, nó còn là một bài thuốc khiến cơ thể có khả năng được tăng cường miễn dịch, chống lại các vi khuẩn nguy hiểm gây bệnh.
Lưu ý trong quá trình sử dụng
Mặc dù đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng không vì thế mà nó không có tác dụng phụ. Nếu bạn sử dụng quá nhiều lượng sẽ khiến hàm lượng Kali trong máu bị giảm gây ra tình trạng tăng huyết áp.
Ngoài ra, dù có công dụng giải nhiệt trong mùa hè, thế nhưng nếu bạn kết hợp nấu chung với nhân trần thì nó sẽ gây hại cho cơ thể. Cam thảo là một loại cây mang tính hàn nhưng khi kết hợp với nhân trần – loại cây giúp đào thải bớt nước, sẽ gây ra rất nhiều loại bệnh khác nhau qua tình trạng phản tác dụng giữa 2 vị thuốc.
Kết luận
Chúng tôi đã chia sẻ tất cả những thông tin về cây Cam thảo cũng như những công dụng chữa bệnh tuyệt vời mà nó đem lại. Hi vọng qua bài viết này, bạn sẽ có được những thông tin bổ ích trong việc nhận thức được tầm quan trọng của nó. Và nếu muốn kết hợp loại cây này để sử dụng với các vị thuốc khác, vẫn nên có sự tham khảo từ các ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng nhé!