Cây công nghiệp - Nguyên liệu quý giá để tạo ra sản phẩm tốt
  • Trang chủ
  • Cây cảnh
  • Chăm sóc cây
  • Kỹ thuật trồng cây
  • Cây công nghiệp
  • Tin tức
  • Trang chủ
  • Cây cảnh
  • Chăm sóc cây
  • Kỹ thuật trồng cây
  • Cây công nghiệp
  • Tin tức
No Result
View All Result
Cây công nghiệp - Nguyên liệu quý giá để tạo ra sản phẩm tốt
Home Cây công nghiệp

Cây bạch đàn – Loại cây mang lại kinh tế cao cho người dân

admin by admin
5 Tháng mười một, 2022
in Cây công nghiệp
0
Công dụng của cây bạch đàn 

Công dụng của cây bạch đàn 

0
SHARES
36
VIEWS

Nhắc đến cây bạch đàn bạn thường nghĩ đến nó là loại cây lấy gỗ và làm bóng mát. Tuy nhiên loại cây này cũng được ưa chuộng nhiều bởi là loại thân gỗ giá trị cao, mang lại lợi ích kinh tế cũng như có công dụng chữa bệnh tốt cho sức khỏe con người. Vậy bạn đã biết gì về loại cây này chưa, mình cùng tìm hiểu nhé.

Những đặc điểm chung của cây bạch đàn 

Cây bạch đàn là loại cây dễ trồng, trồng phổ biến ở các tỉnh thành, dễ thích nghi với nhiều loại đất khí hậu nhiệt đới và cận đới phát triển nhanh, không yêu cầu điều kiện chăm sóc cao. Lá của bạch đàn lá thường thon dài cong có màu xanh hơi ngả mốc trắng hoặc xanh đậm thơm mùi dầu tràm, được trồng đến 5 hoặc 6 năm có chiều cao 7m và đường kính thân cây khoảng 9 đến 10 cm. Hoa của bạch đàn hình trái bông. 

Cây bạch đàn là loại cây thân gỗ được trồng từ năm 1950, xuất hiện nhiều nơi ở trên khắp cả nước Việt Nam. Còn có cái tên khác là khuynh diệp, có nhiều tác dụng trong cuộc sống hàng ngày của người dân. Với mỗi loại giống khác nhau có những đặc điểm hình dáng khác nhau.

Bạch đàn được du nhập từ hàng chục năm trước từ Úc là loại cây được trồng phổ biến phù hợp với thời tiết và khí hậu nước ta. Bạch đàn được xem là loại cây thân gỗ, gỗ bạch đàn thuộc nhóm VI trong bảng phân loại gỗ được ban hành kèm theo Quyết định số 2198/CNR ngày 26/11/1977 và quyết định số 334/CNR ngày 10/05/1988 của bộ nông nghiệp. Mặc dù không thuộc nhóm có chất lượng gỗ cao nhưng bù lại chúng có năng suất cao , thời gian thu hoạch ngắn nên được phát triển nhiều trong thời gian tới.

Hình ảnh cây bạch đàn xanh 
Hình ảnh cây bạch đàn xanh

Nguồn gốc và sự phân bố cây bạch đàn

Cây bạch đàn xuất xứ từ bạch đàn australia được dẫn giống bằng hạt đem về trồng ở Việt nam nước ta vào những năm 1950. Được trồng nhiều nhất ở Miền Nam, với tên gọi gọi là cây khuynh diệp có lá hình cong cong hình lưỡi liềm. Sau đó ngành lâm nghiệp chế độ cũ đặt tên lên cây bạc hà vì nó có mùi dầu bạc hà.

Ngày 30-4-1975 với tên gọi là cây khuynh diệp hay còn gọi là cây bạc hà được bộ lâm nghiệp đặt tên là cây bạch đàn. Là loại cây mọc tự nhiên rất thích hợp với khí hậu Việt nam. Đực trồng tập trung thành rừng thuần hay trồng rộng rãi của nhân dân, từ vùng đồng bằng cho đến các vùng cao nguyên.

Đối với bạch đàn nói chung và bạch đàn trắng nói riêng, nhiệt độ thích hợp nhất là 18- 32 độ C, với lượng mưa bình quân 1.400-1.800mm/ năm, độ cao so với mặt biển từ 100 đến 300m, độ dày của đất từ 50 đến 100cm,vàng , nâu với phù sa bồi thích hợp nhất. Chúng thích hợp những nhóm đất phèn chua, ít thích hợp là cát, các vùng khô hạn. Kém thích hợp là những nhóm đất mặn , đất phèn , xói mòn trơ đá.

Cây bạch đàn là loại cây rễ trồng được các nhà khoa học tìm thấy trên khắp mọi thế giới. Đối với mọi địa hình thì cấy phát triển hình thái khác nhau hoàn toàn. Có 700 loài cây nhưng được tập trung phổ biến nhất là nước Úc. Đem lại nhiều lợi ích cho các vùng canh tác loại cây.

Phân loại cây bạch đàn hiện nay

Cây bạch đàn nước ta đang trồng với nhiều loại khác nhau, được thích nghi với các vùng đất riêng mỗi loại đều đem lại công dụng khác nhau. Tùy vào điều kiện và nhu cầu từng vùng, miền mà người ta trồng các loại dưới đây. 

Bạch đằng trắng

Còn có tên là Eucalyptus là loại thân gỗ của bạch đàn trắng cao đến 40 mét, thân cây phẳng có dải màu trải dọc thân cây, có màu xám đến nâu đỏ . thích hợp trồng nhiều loại các vùng gần biển.

Bạch đàn đỏ 

Tên được gọi là Eucalyptus Robusta Smith. Được trồng nhiều ở các vùng đồng bằng phù sa màu mỡ, cây có một số vân đỏ chạy theo thân cây. Với phần thân gỗ có màu sắc đẹp nên rất được ưa chuộng làm các đồ gỗ mỹ nghệ.

Rừng cây bạch đàn tự nhiên
Rừng cây bạch đàn tự nhiên

Bạch đàn cao sản 

Cũng có tên gọi là Eucalyptus urophylla cây được trồng nhiều các Thừa thiên huế, hay Tây nam bộ vv… Đây là loại giống đem lại nguồn kinh tế cao cho người dân, với sự phát triển 7 đến 8 năm có thể thu hoạch dễ dàng nhanh chóng đem lại hiệu quả cao.

Bạch đàn xanh

Với cái tên Eucalyptus globulus hay còn được gọi là khuynh diệp là những loại cây được trồng rộng rãi nhiều nhất bản ở Úc, chiều cao đến 30 đến 55 m. Là loài cây cao nhất hiện nay với 101m.

Bạch đàn trung quốc 

Giống cây bạch đàn trung quốc sinh trưởng tốt tê Europhia U6 với độ tuổi sau 20 tháng có đường trung bình là 7m. Vì chi phí rẻ nên được tuyên truyền rộng nên bạch đàn trung quốc được đem vào trồng thử ở một số nơi.

Bạch đàn hương 

Có tên gọi khoa học là Premna Sp được nhận biết qua các đặc điểm như khi già nhánh có màu xám vàng , nhánh không lông , có nhiều rãnh. Loại này thường được chế biến hương liệu trong nấu ăn, được chiết xuất tinh dầu lá điều trị được một số bệnh.

Bạch đàn cầu vồng 

Được gọi bằng tên là Eucalyptus deglupta được bổ biến nhiều nơi. Chúng được phát triển tại các khu rừng nhiệt đới đặc điểm hình thái tương tự với những loài khác, nổi bật ở phần vỏ bóng có nhiều màu sắc trông giống như cầu vồng.

Cây bạch đàn hiện nay được trồng phổ biến
Cây bạch đàn hiện nay được trồng phổ biến

Bạch đàn chanh

Với cái tên được gọi là Eu Citriodora được trồng phổ biến ở các vùng đồng bằng. Trong cây có mùi hương thơm giống mùi tinh dầu sả , thường để làm đồ mỹ nghệ và tinh dầu.

Một số cách chăm sóc và nuôi trồng cây bạch đàn

Cây bạch đàn là loại cây mang lại lợi ích kinh tế cao, chúng có 3 đến 4 loại được trồng rộng rãi ở các vùng nhiệt đới. Do vậy ta cần tìm loại phù hợp với từng loại đất, từng loại địa hình và điều kiện chăm sóc để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Cách gieo hạt cây bạch đàn 

Bạch đàn thường thu hoạch giữa tháng 2 và cuối tháng 4 khi quả chuyển sang màu xám nâu là lúc để thu hoạch tốt. Quả lấy về phơi khô, rũ bỏ rác. Thu hạt vào thùng ín đem cất nơi thoáng mát, hạt của bạch đàn được nảy mầm trong 2 năm. Chúng ta chọn cây lấy hạt phải chọn cây lâu năm phải 7 năm trở lên, sinh trưởng tốt không sâu bệnh, thẳng đẹp.

Nơi gieo trồng của bạch đàn phải tốt, được đặt vào các khay nhựa có lỗ hoặc gieo trên luống, hay đặt trong nhà có độ che phủ 50% ánh sáng. Khi gieo chúng ra lắc nhẹ tưới nước cho cây ngày 2 lần, sau khi lá thấy lá xuất hiện chúng ta cho vào túi bầu, khi cấy cây không được để rễ cây cong phải che kín 1 đến 2 tuần, rồi sau đó dỡ che dần đến khi cây khỏe ta bỏ che trong lúc chăm sóc chúng ta nên kiểm tra độ ẩm, trách tình trạng cây bị ướt quá và khô quá. Sau khoảng thời gian chăm sóc được 1,5 tháng thì đem cây ra trồng.

Cách trồng và chăm sóc

Cây bạch đàn được trồng riêng lẻ để hấp thụ chất nhưng chúng ta phải có mật độ hợp lý , mật độ từ 1.500 đến 2.000 cây/ ha. Hố đào từ 20x20x20cm, Được bón lót ngay từ đầu khi trồng cây sẽ làm cho cây sinh trưởng tốt, sẽ không ảnh hưởng sau này. Nếu chúng ta trồng bằng máy nên cách hàng 3,5m, còn cây thì cách 2m trở lên sẽ không ảnh hưởng đến sự sinh trưởng.

Khi trồng cây bạch đàn thường thì vào mùa mưa tầm giữa tháng 6 và cuối tháng 7. khi trồng chúng ta nhẹ nhàng cắt bọc túi nilon, tránh làm vỡ bầu, đặt chúng xuống hố tưới ẩm cho cây. Trồng cây cách 2cm mặt đất, cho đất lấp vào cây cẩn thận đừng chặt quá , sẽ làm ảnh cho cây bị gãy.

Công dụng và lợi ích của cây bạch đàn

Cây bạch đàn chúng ta thường nghĩ chúng là một loại cây trồng lấy gỗ và lấy dầu. Nhưng tuy nhiên chúng lại có nhiều công dụng cho sức khỏe mà nhiều người không biết đến cùng tìm hiểu nhé:

Cây bạch đàn chữa cảm cúm và ho 

Cây bạch đàn được dùng chữa các bệnh cảm cúm, giải cảm hay bệnh nhức đầu, bệnh về tiểu đường, các bệnh về da như ngứa, ghẻ lở mê đay…Lá của bạch đàn tươi thường dùng làm súc miệng cũng chữa giảm đau họng, viêm xoang, phế quản, đau họng, là những phương pháp điều trị phổ biến cho cảm lạnh và viêm phế quản.

Điều trị ho được sử dụng bôi ngoài da, ở những phần cổ họng, từ hai bên ra thái dương. Nếu không tinh dầu chúng ta có thể lấy lá kết hợp với sả để xông hơi cách này rất hiệu quả cho người bị bệnh.

Công dụng của cây bạch đàn 
Công dụng của cây bạch đàn

Hoa cây bạch đàn 

Hoa có nhiều màu sắc sặc sỡ đẹp, có một số được sử dụng làm cây cảnh. Một số nơi người dân trồng hoa rất thơm thu hút rất nhiều động vật đến tạo nên một khu rừng đa dạng màu sắc.

Lá bạch đàn 

Lá của cây bạch đàn chứa rất nhiều tinh dầu được chiết xuất từ lá bạch đàn thường được chữa bệnh về ho, sát khuẩn đường hô hấp, các loại bệnh bị nhiễm khuẩn vv…

Vỏ bạch đàn 

Vỏ của chúng thường bong tróc thành từng mảng, vỏ cây cũng chứa một lượng nhỏ tinh dầu giống lá. Nhưng cũng ít khi được sử dụng để bào chế tinh dầu.

Gỗ bạch đàn 

Trong xây dựng cây bạch đàn còn được trồng để lấy gỗ làm vật liệu cho nhà cửa xây dựng. Thông thường người ta lấy gỗ để làm giàn giáo , cốp pha. 

Cây trồng lấy gỗ làm vật liệu xây dựng 
Cây trồng lấy gỗ làm vật liệu xây dựng

Trong đời sống 

Những cây được trồng trên 10 năm sẽ được khai thác làm nguyên vật liệu như ngành sản xuất như làm bàn ghế ,giường ngủ ,tủ bàn trang điểm, bột giấy. Vì giá thành của gỗ rất rẻ với thân cây lớn được xẻ ra làm những gỗ miếng lát sàn, vanh ngắt đều vv… là những thiết kế kiến trúc đẹp được thay thế với các loại quý hiếm khác, cũng như ngăn chặn được tình trạng phá rừng như hiện nay.

Kết Luận

Qua bài viết trên dường như chúng ta cũng hiểu cây bạch đàn được trồng phổ biến nhiều ở nước ta. Loại cây được ưa chuộng không chỉ lấy gỗ mà bạch đàn còn trồng rừng bảo vệ môi trường tự nhiên giúp chống cháy rừng. Hy vọng những thông tin trong bài viết, giúp bạn hiểu hơn về loài cây cũng mang lại nhiều giá trị kinh tế.

Previous Post

Cây xoan – Loại cây chứa độc tố nhưng giá trị kinh tế cao

Next Post

Cây sồi – Loài cây gỗ có giá trị kinh tế cao trong đời sống

admin

admin

Next Post
Cây sồi thuộc loài cây thân gỗ được sử dụng phổ biến trong đời sống

Cây sồi - Loài cây gỗ có giá trị kinh tế cao trong đời sống

Bài viết nhất

Cách trang trí món Chôm Chôm Thái để thêm hấp dẫn

Hướng dẫn cách nấu món ngon Chôm Chôm Thái đúng vị

by admin
10 Tháng 3, 2023
0

Chôm Chôm Thái là một trong những món ăn quen thuộc của người Việt. Nó được làm từ các nguyên...

Các bước cơ bản để trồng chôm chôm hiệu quả

Kỹ thuật Trồng Chôm Chôm Hiệu Quả: Các Bước Để Thành Công

by admin
19 Tháng 7, 2024
0

Hướng dẫn Kỹ thuật Trồng Chôm Chôm Hiệu Quả là một bài viết hữu ích giúp bạn có thể trồng...

Cách chọn nguyên liệu tốt nhất để làm Chôm Chôm Nước Đường

Hướng dẫn cách làm Chôm Chôm Nước Đường tốt và ngon nhất

by admin
10 Tháng 3, 2023
0

Món ăn ngon và dễ làm của người Việt là Chôm Chôm Nước Đường. Hãy tham khảo hướng dẫn cách...

Tìm hiểu các loại chôm chôm và giá cả phù hợp

Giá Các Loại Chôm Chôm tốt nhất: Tìm hiểu các loại chôm chôm 

by admin
10 Tháng 3, 2023
0

Hai điều quan trọng nhất khi mua chôm chôm là tìm hiểu về các loại chôm chôm và giá cả...

logo-caycongnghiep

Cây công nghiệp là nguồn tài nguyên, là nguyên liệu để ngành công nghiệp phát triển. Vậy cây công nghiệp có bao nhiêu loại? Tìm hiểu tại caycongnghiep.net nhé!

2022 Copyright of https://caycongnghiep.net/ DMCA.com Protection Status
  • Trang chủ
  • Cây cảnh
  • Chăm sóc cây
  • Kỹ thuật trồng cây
  • Cây công nghiệp
  • Tin tức