Cây chè là loài cây lâu năm và có giá trị kinh tế rất cao, thường được trồng thành bụi và được trồng nhiều ở các quốc gia Châu Á với mục đích là làm nước uống. Vậy cách trồng chè như thế nào và tác dụng của nó đối với sức khỏe con người như thế nào, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.
Các thông tin về cây chè
Cây chè xanh có mặt tại Việt Nam từ khá sớm và được trồng nhiều ở khu vực Bắc Bộ, với tiềm năng kinh tế khá cao nên loài thực vật này nhanh chóng được nhân giống và trồng khá nhiều. Cây chè xanh thuộc họ Theaceae là một họ thực vật có hoa và loài cây này có những đặc điểm như thân cây mọc thẳng, các cành phụ mọc phân cấp nhau.
Chè có nhiều chủng loại khác nhau như thân bụi, thân gỗ, thân bán gỗ, cành của chè thường là do mầm dinh dưỡng tạo thành, trên cành được chia thêm thành nhiều đốt khác nhau. Cùng với thân thì cành sẽ làm nhiệm vụ là tạo thành tán rộng để che chở cho cây chè.
Nguồn gốc cây chè
Cây chè có tên khoa học là Camellia Sinensis đây là loài cây có lịch sử đã lâu và nó gắn liền với văn hóa của người Việt Nam. Việt Nam được biết đến là nơi tìm thấy các cây chè đầu tiên trên thế giới, và các khu vực miền Bắc và đông Bắc nước ta trồng rất nhiều loài cây này. Uống chè xanh là một thói quen từ lâu của người Việt Nam, cách chế biến và thưởng thức cũng không cầu kỳ như những quốc gia khác.
Trước đây thì việc trồng cây chè chỉ để phục vụ cho mục đích cá nhân hay các đám cưới hỏi nhưng đến thời kỳ Pháp đô hộ thì loài cây này trở thành cây công nghiệp. Bởi thời điểm này chè đang là loại thực phẩm bán rất chạy ở những nước Châu Âu, do đó việc trồng chè trở nên phổ biến hơn và cách trồng cũng như cách chế biến gần như được giữ nguyên cho đến hiện tại.
Các loại cây chè xanh phổ biến hiện nay
Thông thường thì người ta sẽ dựa vào các đặc điểm của các cơ quan dinh dưỡng, cơ quan sinh thực để có thể phân biệt được các đặc tính sinh hóa của loài cây này. Theo đó dựa trên các căn cứ này thì có thể phân chia được cây chè thành các nhóm chính là:
- Camellia sinensis var.bohea hay còn gọi là cây chè Trung Quốc, có đặc điểm là lá chè khá nhỏ, chúng thường mọc thành bụi và phân thành nhiều cành khác nhau. Lá cây có màu xanh đậm và thân chia làm nhiều nhánh cũng như đường gợn sóng, bề mặt lá có kích thước khá bé.
- Camellia sinensis var.macrophylla cũng là một loại chè của Trung Quốc nhưng có lá to hơn, đây là loài cây thân gỗ và có chiều cao trung bình là 5m, lá có màu xanh nhạt, sáng bóng. Viền lá có răng cưa và không đều, kích thước trung bình của lá là 12 đến 15cm.
- Camellia sinensis var.assamica đây là giống cây chè Ấn Độ là loài cây thân gỗ và có chiều cao vượt trội có cây cao đến 17m, lá của cây có hình bầu dục và dài từ 20 đến 30cm, lá khá mỏng và mềm.
- Camellia sinensis var. Shan hay còn gọi là chè Shan, loài chè này là cây thân gỗ và có chiều cao từ 6 đến 10m, lá của cây có màu khá nhạt và dài khoảng 15 đến 18cm.
Kỹ thuật trồng chè cơ bản được lưu truyền
Kỹ thuật để trồng cây chè không quá phức tạp và các bạn có thể áp dụng theo các quy trình sau đây:
Chọn giống
Nếu trồng chè tại nhà bạn có thể ưu tiên chọn những giống chè có khả năng thích nghi tốt với điều kiện môi trường mà bạn đang sống. Cây chè giống phải khỏe và có thể đảm bảo được sức khỏe, ít bị sâu bệnh, để cây chè có sức khỏe tốt nhất thì bạn nên chọn các cây được nhân giống vô tính.
Chọn đất
Để chọn đất trồng cây chè thì bạn nên chọn những vùng đất có tầng canh tác tốt nhất là 80cm trở lên, kết cấu của đất phải tơi xốp và có nhiều mạch nước ngầm. Độ dốc của đất vừa phải và độ PH của đất phải từ 4 đến 6 độ để bộ rễ của cây có thể phát triển tốt nhất.
Làm đất và đào hố
Trước khi trồng cây chè thì bạn cần phải làm đất sạch sẽ để đảm bảo tơi xốp và vùi phân xanh vào đất, tốt nhất là khâu này nên thực hiện trước 1 tháng để đạt hiệu quả cao nhất. Có hai cách để trồng cây chè cơ bản là đào hố và trồng theo các rạch có độ sâu từ 25 đến 30 cm, cần phải tính toán khoảng cách của các hàng và các cây hợp lý.
Bón lót cho đất
Không nên trồng cây chè luôn ngay từ khi mới vừa đào đất, đất sau khi đào xong cần phải bón thêm một lớp phân lót để có thể cung cấp chất dinh dưỡng ban đầu để nuôi cây và bộ rễ phát triển. Bạn nên lưu ý trộn đều lượng phân hữu cơ, phân hóa học với đất với một lượng vừa phải.
Thời vụ và mật độ
Thời vụ trồng cây chè sẽ vào tháng 1 đến tháng 2 hoặc tháng 7 đến tháng 8 hàng năm ở các vùng phía Bắc và vào tháng 2 đến tháng 3, hoặc tháng 5 đến tháng 7 cho các tỉnh phía Nam. Mật độ để trồng chè cần phải được tính toán cẩn thận và với địa hình có độ dốc dưới 15 độ thì cần phải có khoảng cách là 0,4 cho đến 0,5m, hàng cách hàng khoảng 1.5m.
Đối với các địa hình có độ dốc trên 15 độ thì cần trồng cây chè vớicác hàng cách nhau 0,3 đến 0,4m và các hàng sẽ cách nhau là 1,2 cho đến 1,3m.
Đặt túi bầu
Khi trồng cây chè bằng cách đặt túi bầu thì bạn cần phải bỏ túi bầu trước khi trồng để rễ cây có thể phát triển, đặt bầu nhẹ nhàng và dùng đất vén đều xung quanh sau đó phủ thêm một lớp đất. Bạn cần phải lưu ý là nên đặt cây xuôi theo chiều gió thổi, sau đó hoàn tất các thủ tục và tưới cây.
Giá trị kinh tế mà chè mang lại
Chè là loại cây mang lại lợi ích kinh tế khá là lớn, do đó các loại nước uống làm từ chè hay các loại chè được chế biến đã được xuất khẩu khá nhiều. Theo các báo cáo cho thấy việc trồng chè ở các vùng trồng cây chè là nguồn thu nhập chủ yếu, góp phần quan trọng vào việc cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân tại đây.
Việc sản xuất và cung ứng chè vừa có thể đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ của người dân trong nước vừa có thể xuất khẩu. Chính vì vậy cây chè đã đem về nguồn lợi nhuận về kinh tế khá lớn cho người nông dân ở các khu vực trồng chè.
Những lợi ích của cây chè và lá chè đối với sức khỏe
Theo nghiên cứu cho thấy thì cây chè và lá chè có nhiều chất chống oxy hóa và các dưỡng chất có tác dụng tốt đối với sức khỏe con người. Dưới đây là một số công dụng được biết đến nhiều nhất các bạn có thể tham khảo.
Thanh nhiệt giải độc
Cây chè đã được sử dụng từ hàng ngàn năm nay để chế biến chúng thành các loại nước giải khát và đây luôn là loại nước phổ biến của người Việt Nam. Ngoài tác dụng giải khát thì nước chè còn có tác dụng thanh nhiệt giải độc, mát gan, điều hòa nhiệt độ của cơ thể.
Làm đẹp da
Trong lá trà và cây chè được tìm thấy khá nhiều chất chống oxy hóa mạnh, các gốc tự do này có thể làm giảm quá trình lão hóa của làn da một cách tối ưu. Các vết thương nhanh lành hơn, do đó các vết thương hở thường được dùng nước trà xanh để rửa sạch và bột trà xanh cũng dùng để đắp mặt nạ để làm đẹp da.
Chữa đái tháo đường
Các hoạt chất catechin có trong cây chè có thể làm giảm lượng đường trong cơ thể và trong máu, ngoài ra các chất các chất polyphenols và polysaccharides sẽ giữ cho lượng đường trong cơ thể luôn ở mức thấp. Vì vậy mà uống trà xanh mỗi ngày sẽ giúp cho bệnh đái tháo đường được cải thiện nhanh chóng.
Điều hòa huyết áp
Trong trà xanh có chứa nhiều chất polysaccharides giúp cho cơ thể có thể kiềm chế được angiotensin, và đây là một loại hormone xấu gây nên các bệnh mạch vành và cao huyết áp. Khi sử dụng nước từ cây chè xanh mỗi ngày sẽ giúp cho huyết áp được điều hòa và ngăn ngừa các tình trạng huyết áp cao.
Ngăn ngừa ung thư
Trong cây chè xanh có rất nhiều chất chống oxy hóa và các vitamin như A, C, E và các yếu tố vi lượng khác giúp cho cơ thể chống chọi được với các tác nhân cao gây bệnh ung thư, và tăng sức đề kháng. Theo như các nghiên cứu cho thấy uống nước trà xanh mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ bị ung thư lên đến 30% so với người không uống.
Giảm buồn ngủ, mệt mỏi
Trong cây chè xanh có nhiều hoạt chất cafein có tác dụng chống buồn ngủ và giảm cảm giác mệt mỏi, tăng cảm giác hưng phấn. Do đó bạn có thể uống nước trà xanh vào buổi sáng và đầu buổi chiều để cơ thể được tỉnh táo hơn, không nên uống nước trà vào buổi tối vì dễ dẫn đến tình trạng mất ngủ.
Ngăn ngừa mắc bệnh răng miệng
Hoạt chất fluoride có trong cây chè xanh có thể giúp sát khuẩn, ngăn ngừa sâu răng và chống các bệnh về răng miệng như sâu răng, viêm lợi hiệu quả. Do đó nước chè xanh có thể dùng để súc miệng vào sáng sớm hoặc buổi tối trước khi đi ngủ để ngăn ngừa các bệnh này, đây chính là lý do người ta dùng trà xanh để làm kem đánh răng.
Cây chè có tác dụng chữa cảm cúm
Các thành phần dưỡng chất và vitamin có trong cây chè xanh như vitamin A,C,E giúp cho cơ thể tăng cường hệ miễn dịch và tăng sức đề kháng. Đồng thời các hoạt chất có trong lá chè như là chất sát khuẩn giúp cho cơ thể có thể tiêu diệt được các virus gây bệnh.
Kết luận
Trên đây là những thông tin chia sẻ về các đặc điểm, kỹ thuật trồng cây chè cũng như lợi ích mà chè đem lại cho sức khỏe của người sử dụng. Có thể thấy chè là loại cây có giá trị kinh tế cũng như giá trị dinh dưỡng khá cao, do đó bạn đừng quên bổ sung loại thức uống này thường xuyên để tăng cường sức khỏe cho mình và gia đình nhé.