Cây điều với những lợi ích to lớn mà loài thực vật này mang lại cho sức khỏe đã được con người biết đến sử dụng cũng như nuôi trồng theo mô hình công nghiệp từ lâu. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của điều cũng như những giá trị to lớn của loài cây lâu năm này có thể bạn chưa biết, mời các bạn cùng bài viết khám phá.
Tổng quan thông tin về cây điều
Cây điều (Đào lộn hột) là cây trồng công nghiệp với mục đích thu hoạch sản phẩm là trái phục vụ cho đời sống con người. Điều có tuổi thọ cao với thời gian phát triển lâu năm, thông thường cây có thể sinh sống trong vòng 40 – 50 năm với thời gian cho năng suất thu hoạch trái cao bắt đầu từ 10 năm tuổi.
Nguồn gốc của cây điều xuất phát từ vùng Đông bắc Brazil, loài cây này sau đó được phát triển rộng rãi trên khắp các vùng lãnh thổ trên thế giới và phân bố chủ yếu tại các khu vực có khí hậu nhiệt đới như châu Á, châu Phi, châu Úc. Mục đích trồng điều là để thu hoạch trái và dùng để làm lương thực thực phẩm.
Việt Nam hiện nay đang là một trong số những Quốc gia xuất khẩu điều hàng đầu trên thế giới. Điều ở Việt Nam được dùng chủ yếu tại khu vực phía Nam, vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. các tỉnh có diện tích và sản lượng điều lớn trong cả nước đó là: Đắk Lắk, Đồng Nai, Bình Phước, Ninh Thuận.
Đặc điểm hình dạng của cây điều
Cây điều có những đặc điểm về hình dạng đặc trưng thông qua các bộ phận được miêu tả dưới đây:
Rễ cây điều
Rễ cây điều mang đặc trưng của giống cây trồng lâu năm thuộc loại rễ cọc ngang, rễ cây có thể vươn xa và bám sâu dưới lòng đất. Rễ điều phát triển cực nhanh, độ sâu bám dính của rễ xuống đất có thể đạt tới 2m chỉ sau vài tháng phát triển và thậm chí với điều kiện thuận lợi bộ rễ này có thể ăn sâu hàng chục mét.
Rễ cây điều rất khoẻ, khả năng sinh sôi nhanh với đường kính rễ có thể lên tới nửa mét, độ sâu hàng chục mét và ăn sâu bám chặt vào đất. Chính nhờ đặc điểm này mà loài cây này có tính chịu hạn rất tốt, có thể chống chọi với mùa khô khắc nghiệt tại nhiều vùng lãnh thổ.
Thân cây điều
Chiều cao thân điều có kích thước trung bình từ 6 – 8m trong điều kiện sinh trưởng bình thường, thậm chí có cây có thể đạt đến 10m về chiều cao trong điều kiện sinh trưởng tốt. Điều là loại cây ưa ánh sáng nên phát triển mạnh mẽ trong điều kiện tự nhiên có ánh sáng tốt.
Thân cây điều có nhiều cành, thân cây ngắn và cành cây dài, trong thân và cành thường có nhiều mủ. Tán cây rộng, có hình dù và có khuynh hướng phát triển mạnh theo chiều ngang.
Lá cây điều
Lá cây điều có kích thước trung bình với chiều dài từ 10-20cm, chiều rộng từ 5 – 10cm. Lá được phân bố tập trung chủ yếu ở phía đầu cành cây, cuống lá ngắn, phiến lá dày với nhiều gân, gân lá thường thấy rõ ở phần mặt dưới.
Màu sắc của lá điều thay đổi theo quá trình phát triển của cây, thời điểm còn non lá điều thường có màu đỏ hoặc xanh nhạt, khi đạt đến tuổi trưởng thành màu lá chuyển sang xanh đậm. Màu lá cây điều ngả vàng khi bắt đầu úa héo và rụng xuống đất.
Tán lá điều rộng, trung bình một cây điều có thể sở hữu bộ tán rộng đến 5m tính từ gốc cây. Trong điều kiện thuận lợi thì có khi tán lá cây chiếm đến hàng chục mét vuông diện tích đối với cây trưởng thành.
Hoa điều
Hoa điều mọc thành chùm, mỗi chùm có sượng hoa lớn lên tới hàng chục thậm chí hàng trăm hoa. Hoa có màu sắc là vàng hoặc màu trắng với vằn đỏ trên cánh hoa, cũng có khi hoa có màu hồng.
Hoa cây điều có 5 cánh, hoa có 1 hoặc nhiều nhuỵ đực đối với từng loại hoa là hoa đực hay hoa lưỡng tính và chỉ có 1 nhuỵ cái. Về cơ bản thì chỉ có 1 nhuỵ đực có khả năng thụ phấn, hình thức thụ phấn của hoa là nhờ vào gió hoặc côn trùng.
Trái điều (quả điều)
Trái cây điều được chia làm hai phần đó là trái giả điều và trái điều thật. Trái giả chiếm chủ yếu kích thước với 90% diện tích quả trong khi đó trái thật chỉ chiếm 10% trọng lượng của quả.
Trái giả với phần cuống quả phình to với hình dạng của quả lê, màu sắc của trái giả là màu vàng, đỏ hoặc hồng khi chín với trọng lượng từ 45-60g. Trái thật hay còn gọi là hạt quả có kích thước nhỏ hơn, hình dáng của trái thật là hình hạt đậu, màu xanh lúc tươi và nâu sẫm lúc được sấy khô.
Một số giống điều phổ biến ở Việt Nam
Các giống cây điều phổ biến tại Việt Nam chủ yếu là các giống điều ghép với ưu điểm nổi bật là năng suất cao và thời gian thu hoạch ngắn. Dưới đây là 3 giống điều ghép được trồng phổ biến tại nước ta hiện nay:
Giống điều PN1
Đặc điểm của giống cây điều này là thời hạn sinh trưởng lớn từ 30-40 năm. Cây có thể thu hoạch khi đạt từ 3-4 năm tuổi. Năng suất giống cây rất cao, thích nghi và phổ biến nhất được trồng tại Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
Nhiều ưu điểm của giống cây điều PN1 có thể kể đến ngoài năng suất cao như khả năng chống chịu bệnh, thích nghi khí hậu tốt. Chất lượng hạt điều cao đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
Giống điều AB0508
Ưu điểm nổi bật của giống cây điều này là năng suất cao, nhiều lần ra hoa và kết quả dẫn đến việc cây có thể thu hoạch nhiều lần trong mùa. Cây sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh và dễ chăm sóc, tỷ lệ đậu quả cao.
Giống AB0508 có thể thu hoạch được chỉ sau 2 năm trồng, thời gian thu hoạch có thể lên tới 20-40 năm. Năng suất thu hoạch quả cao, tỷ lệ nhân quả lớn lên tới hơn 30%. Nhược điểm của giống cây này đến từ việc ươm chồi của nó rất khó vì chu kỳ ra hoa của cây nhiều và kéo dài.
Giống cây điều AB29
Đây là giống cây điều vượt trội về thời gian thu hoạch, chỉ sau 18 tháng là bắt đầu có thể khai thác thành phẩm của cây. Cây có năng suất cao, chống chọi tốt với thời tiết, chịu sâu bệnh cao.
Khu vực trồng giống điều AB29 phù hợp ở nước ta đó là vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Khả năng thích nghi lớn với thời tiết và chống chọi thiên địch là điểm thuận lợi của giống cây điều này, ngoài ra chất lượng của hạt điều được khai thác cũng đạt tiêu chuẩn cao về dinh dưỡng và có khả năng xuất khẩu.
Cách trồng và chăm sóc điều
Cây điều rất dễ trồng bởi đây là loại cây có tính thích nghi cao với khí hậu, khả năng chịu hạn cao. Điều thích hợp với ánh sáng tự nhiên với việc ưa nắng và cần nhiều ánh sáng để phát triển mạnh mẽ.
Cách trồng điều đơn giản
+ Chọn vùng đất thuận lợi cho phát triển của điều, khoảng nhiệt độ thích hợp rơi vào 10-40 độ.
+ Gieo hạt điều với độ sâu 10cm, khoảng cách giữa các cây tối thiểu 9m
+ Chú ý tránh các vùng đất trũng ngập nước, trồng cây ở các vùng tầng đất sâu và có tính thoát nước cao.
Chăm sóc điều
Chăm sóc cây điều đơn giản, bạn chỉ cần bổ sung nước và phân bón trong từng giai đoạn phát triển của cây, đặc biệt với cây non. Cung cấp nước cho cây trong thời gian khô hạn, bổ sung phân bón và khoáng chất trong quá trình ra hoa và phát triển của quả.
Biện pháp cắt tỉa cạnh sâu bệnh hoặc gãy lúc cây còn non là điều nên làm để cho cây được phát triển khoẻ mạnh. Khi cây có dấu hiệu bị tấn công bởi sâu bệnh và thiên địch thì nên tham khảo sử dụng thuốc trừ sâu để can thiệp kịp thời.
Giá trị mà cây điều mang lại
Giá trị hay lợi ích mà cây điều mang lại rất lớn trong đời sống bao gồm giá trị đóng góp về kinh tế và sức khoẻ của con người. Điều có thể dùng làm lương thực, thực phẩm hàng ngày, dùng làm thuốc, hay các bộ phận từ cây điều có thể dùng trong các hoạt động sản xuất của các ngành công nghiệp khác.
Hạt điều là sản phẩm có giá trị kinh tế cao nhất từ cây điều. Hạt điều được dùng làm đồ ăn hoặc được chế biến làm gia vị bổ sung cho các món ăn hàng ngày do chứa nhiều chất dinh dưỡng và vitamin cần thiết cho cơ thể. Điều cũng có thể được sử dụng kết hợp làm nhiều vị thuốc bắc
Vỏ hạt điều là nguyên liệu trong nhiều ngành công nghiệp, vỏ điều dùng ép dầu để ứng dụng vào nhiều lĩnh vực trong đời sống. Bã vỏ điều cũng được sử dụng làm chất đốt cho các ngành sản xuất khác.
Điều cũng có tác dụng thúc đẩy phát triển ngành kinh tế do kim ngạch xuất khẩu cao từ hạt điều. Xuất khẩu điều lớn và uy tín cũng làm tăng uy tín và thương hiệu cho ngành nông nghiệp Việt Nam trên trường Quốc tế.
Dinh dưỡng có trong hạt điều
Hạt điều được xem là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe. Trong hạt điều có nhiều vitamin, chất khoáng và thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe, giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch đồng thời hỗ trợ ngăn ngừa một số loại bệnh phổ biến như tim mạch, thận và hệ xương khớp, kiểm soát cân nặng.
Theo nghiên cứu, hàm lượng dinh dưỡng có trong 100 gam có thể sử dụng được của hạt điều bao gồm:
+ Năng lượng: 600 Kcal/ 100 gam
+ Protein: 18 – 19 gam
+ Lipid: 47 – 50 gam
+ Glucid: 28 – 29 gam
+ Chất xơ: 0.6 – 0.8 gam
Các loại chất khoáng như: Natri (12mg), Kali (660mg), Magie (292mg), Canxi (28mg), Folate (25mcg). Vitamin trong 100gam hạt điều bao gồm: Vitamin B6 (0.4mg), Vitamin K (34mg), Vitamin E (0.9mg).
Công dụng của dầu hạt điều
Dầu hạt điều là sản phẩm của việc ép hạt điều thô qua máy ép dầu. Dầu hạt điều có màu vàng và sánh, sệt giống như mật ong.
Dầu hạt điều có rất nhiều công dụng trong sức khoẻ và đời sống con người. Tác dụng được tìm thấy phổ biến của dầu hạt điều liên quan đến làm đẹp và hỗ trợ chăm sóc sức khỏe.
Các tác dụng được nghiên cứu của dầu hạt điều bao gồm tác dụng giữ ẩm làm đẹp da, chống lão hoá da, cải thiện các triệu chứng viêm da, mụn hay làm săn chắc và mịn màng làn da. Dầu hạt điều cũng có tác dụng trong chăm sóc tóc, giúp dưỡng tóc trở nên mượt mà và chắc khỏe.
Dầu hạt điều được chứng minh là có tác dụng tốt với sức khỏe của người dùng. Dầu hạt điều giúp duy trì hệ cơ xương ổn định, giúp răng miệng khỏe mạnh, giúp cải thiện tình trạng giấc ngủ, tăng hệ miễn dịch, giảm lượng cholesterol tốt cho tim mạch và một số tác dụng ngăn ngừa một số triệu chứng ung thư.
Kết luận
Cây điều và những kiến thức cơ bản cần thiết chúng tôi đã chia sẻ qua bài viết trên hy vọng giúp ích được nhiều cho bạn đọc trong quá trình tìm hiểu những vấn đề liên quan đến loài cây có giá trị kinh tế và tốt cho sức khoẻ này. Chúc các bạn luôn vui vẻ và học hỏi được nhiều kiến thức hay mỗi ngày.