Cây mía là một trong những nguyên liệu quan trọng trong nền kinh tế và cả trong đời sống hàng ngày. Loài cây này đã xuất hiện từ thời xa xưa, khi châu Á và châu Úc còn là một. Một số tác giả còn cho rằng vùng Tân Guinea là những đồn điền mía ban đầu và từ đó chúng được xuất khẩu sang các nơi khác trên thế giới.
Giới thiệu chung về cây mía
Cây mía chính là tên gọi chung của một số loài trong họ chi Mía bên cạnh các loài lau, lách. Loại cây này thuộc loại cỏ sống lâu năm, bản địa thuộc khu vực nhiệt đới và ôn đới ẩm của cựu thế giới.
Loài mía này có thân to mập. chia đốt và chứa nhiều đường, thường có độ cao từ 2m đến 6m. Tất cả các dạng mía được trồng ngày nay thì đều có các dạng lai ghép nội chi khá phức tạp. Và chủ yếu được trồng nhằm thu hoạch, sản xuất đường.
Ở cây mía thông thường phần ngọn sẽ có màu nhạt hơn phần gốc. Đây chính là đặc điểm chung của thực vật. Do có sự bốc hơi của lá mía nên ở phần ngọn cây lúc nào cũng cần cần được cung cấp nước đầy đủ để đảm bảo đủ nước cho lá, ngọn cây, thân cây,..
Nguồn gốc về loại cây này được cho rằng khi mía trồng ở vùng Ả Rập, tên đầu tiên là Sarkara hoặc Sakkara và sau đó được đổi tên thành Sukkar. Qua một thời gian, mía đã được xuất khẩu sang Ethiopia, Ai Cập rồi đến những nước như Sicily và được quân lính đưa chúng tới Chipre.
Phân loại các giống cây mía
Qua một thời gian dài ở Trung tâm khảo kiểm nghiệm giống, các loại sản phẩm cây trồng tại miền Trung, Tây Nguyên đã thực hiện khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng nhiều giống cây mía mới. Và sau đó các tỉnh Nam Trung Bộ, Tây Nguyên đã được khuyến cáo sử dụng nhiều loại giống cây khác nhau.
Giống cây ROC22
Ở giống cây này thời gian mía chín sẽ từ trong khoảng 328 đến 345 ngày tức trong khoảng 11 đến 11 tháng rưỡi, còn những vụ mía gốc sẽ là 315 đến 330 ngày tứ trong khoảng 10 tháng rưỡi đến 11 tháng.
Giống cây mía này sẽ đẻ những rãnh rất khoẻ và tái sinh gốc rất tốt, lóng của chúng sẽ dài từ 10 đến 13 cm, có đến 31 hoặc 34 lóng trên một thân cây. Chiều cao của loại giống này sẽ từ 312 đến 360 cm, chiều cao để thu nguyên liệu sẽ từ 282 đến 330 cm.
Năng suất của một cây mía sẽ từ 90 đến 120 tấn/ ha, hàm lượng về CCS sẽ từ 12 đến 16%. Loại giống này chịu hạn tốt, có thân cây khá cứng và ít bị nhiễm bệnh thối đỏ ngọn. Hơn vậy chúng thích ứng rộng trên nhiều loại đất khác nhau tại vùng duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên như đất cả, phù sa, đất đỏ vàng hoặc đất đen.
Giống cây K95-156 (PL310 x U-thong 1)
Với giống cây mía này thì thân cây sẽ to, lóng của cây sẽ có dạng hình trụ nhưng không đều cây. Bẹ lá của cây sẽ có màu xanh, có sáp phủ rất ít lóng. Cây sẽ mọc mầm rất khoẻ và đồng đều, bên cạnh đó đẻ nhánh cũng khoẻ, tốc độ vươn lóng nhanh và có khả năng chống chịu được sâu đục thân, bệnh than,…
Loài cây này chịu hạn tốt, không bị dễ đổ hay gãy, có khả năng lưu gốc tốt. Giống cây mía này sẽ có năng suất khoảng 100 tấn/ha với hàm lượng đường cao, CCS sẽ đạt 10 đến 12%. Và cũng có thể trồng được trên nhiều loại đất khác nhau có độ phì cao, thâm canh cao và cần chủ động nước tưới.
Giống mía K88-200
Giống cây này với dáng bụi có hơi xoè, lóng gốc rất sít và lá sẽ già có có độ cong. Cây mía giống này có thân to, với lóng hình trụ, có nhiều sáp phủ. Mầm cây sẽ có hình tròn, đai rễ sẽ khoảng 3 đến 4 hàng, bẹn lá màu xanh ẩn vàng và phiến lá dài, hơi rộng,..
Tuy nhiên tốc độ vương lóng sẽ chậm trong giai đoạn đầu đến những giai đoạn sau sẽ phát triển dần dần, mật độ cây với hữu hiệu cao có khả năng kháng sâu bệnh, sẽ bị đổ ngã nhẹ và có khả năng lưu gốc tốt.
Đây là giống cây mía chín muộn, chữ đường CCS khá và đạt trong khoảng 10 đến 12%. Bên cạnh đó có thể trồng được trên nhiều loại đất khác nhau, thường thích hợp ở vùng đất có độ phì cao, thâm canh cao và chủ động tưới được nước.
Giống cây mía KK2
Giống cây này có bụt hơi xoè, dáng ngọn chụm xiên với lá, thân trung bình, và các cây đều nhau. Mắt mầm sẽ có hình ngũ giác, to và rễ không đều, bẹ lá có sắp nhiều, không có tai lá, Phiên lá giống cây mía này có độ dài trung bình, cứng và dày.
Giống này sẽ mọc mầm và đẻ các nhánh cao, sớm và tốc độ vươn lóng mạnh. Mật độ cây hữu hiệu rất cao và đồng đều, có sự tái sinh gốc tốt. Giống này thích ứng trên nhiều vùng đất cao, chịu được hạn tốt. Với năng suất thâm canh có thể đạt được là 80 đến 100 tấn/ha, CCS trung bình sẽ đạt trong khoảng 12 đến 12%.
Giống cây mía LK92-11
Giống cây này sẽ có dáng bụi gọn, lóng gốc sít trung bình, thân cũng trung bình nhưng đều cây có lóng hình trụ. Mầm của loại này sẽ hình trứng, không có chùm lông. Đại rễ có từ 2 đến 3 hàng rể không đều với bẹ lá màu xanh, có 1 tai lá trong nhắn và phiến lá dài rộng mức trung bình nhưng dày.
Giống mía này sẽ mọc mầm khỏe, đẻ nhánh mạnh và có mật độ hữu hiệu cao, không bị đổ ngã. Đây là giống cây mía chín trung bình, hàm lượng đường CCS từ 11 đến 12%. Trồng được trên nhiều loại đất và thích hợp ở những vùng có độ phì cao, thâm canh cao,
Giống cây K95-8
Cây mía này dáng bụi hơi xoè, lóng gốc sít, rễ phụ có độ cao trung bình, thân to với lóng hình trụ là đặc điểm của giống cây này. Giống này mọc mầm rất khoẻ, đẻ được nhiều nhánh và mật độ cây cao, sự vươn lóng nhanh và kháng dduwojc bệnh hại, hạn chế được sự đổ ngã với khả năng lưu gốc tốt.
Năng suất của giống này cũng cao, có thể đạt được 130 tấn/ha, hàm lượng đường cao, CCS trong khoảng 12 đến 13%. Trồng được trên nhiều loại đất, thích hợp với những vùng thâm canh cao.
Sơ lược về đặc điểm của cây mía
Mía thường có hai loại rễ chính là rễ sơ sinh và rễ thứ sinh. Với rễ thứ sinh còn được chia làm ba nhóm theo chức năng sinh lý của nó là rễ hấp thụ, rễ ăn sâu và rễ chống đỡ. Bên cạnh đó, còn có một loại rễ thứ ba là rễ phụ sinh được đâm ra từ dai tể ở thân mía.
Với rễ sơ sinh sẽ được trồng tiếp xúc được với đất và các đai rễ ở loại rễ này nhỏ, mảnh, có màu trắng hoặc màu trắng ẩn vàng nhạt. Những cây mía con thời kì đầu sẽ sử dụng các chất dinh dưỡng chứa trong hom giống. Nhiệm vụ chính của loại rễ này sẽ là bấm đất và hút nước cung cấp cho hom mía.
Rễ thứ sinh hay được gọi là rễ vĩnh cửu có màu trắng, to và dài. Loại rễ này chủ yếu là hút nước, hút dinh dưỡng để cung cấp cho cây. Từ đó, cây mía con sẽ dần dần thoả ly được sự phụ thuộc vào chất dinh dưỡng được dự trữ trong hom mía.
Lớp rễ này sẽ lan rộng xung quanh gốc mía từ 40 đến 100cm, và to hơn với các rễ lớp trên để có thể chống đỡ và giữ cho cây không bị đổ ngã. Những lớp rễ ăn sâu để hút được nước, tùy thuộc vào từng loại đất, rễ có thể ăn sâu từ 5 đến 6m.
Bên cạnh đó, thân mía cũng cũng là nơi dẫn nước và những dinh dưỡng từ rễ tới lá và dự trữ đường qua quá trình quang hợp ở bộ phận lá. Thân mía chính là đối tượng thu hoach, là nguyên liệu chính để chế biến đường.
Kỹ thuật trồng và thu hoạch mía cần biết
Nên chọn hom giống cây mía từ 6 đến 8 tháng tuổi để mía phát triển tốt, không có sâu bệnh, không bị vống lốp. Và lưu ý hom giống phải có từ 2 đến 3 mắt mầm, sử dụng dao vát hai đầu đoạn thân.
Về thời vụ trồng sẽ có hai vụ là vụ chính và vụ phụ bởi có sự phân hoá khí hậu từ Bắc vào Nam nên thời vụ trồng sẽ khác nhau. Miền Bắc thường có 2 vụ là vụ đông xuân và vụ thu. Còn ở Tây nguyên thì mùa cây mía sẽ bắt đầu vào mùa mưa, với những vùng có thể chủ động được nguồn nước thì sẽ trồng vào những tháng 11 đến tháng 3 của năm sau.
Về mật độ trồng sẽ tùy theo điều kiện của thổ nhưỡng, khí hậu của mỗi vùng mà mọi người có mật độ trồng phụ hợp. Khoảng cách các hàng sẽ từ 1 đến 1,2m, mật độ sẽ trong khoảng 90.000 đến 120.000 cây/ha.
Bón lót sẽ được bón đều vào các đáy rãnh và tưới nước đểu để phân có thể tan sau 2 ngày rồi mới được đặt hom. Hoặc sau khi bón lót nên lấp một lớp đất mỏng từ 1 đến 3cm rồi mới đặt hom.
Về bón thúc thì lần 1 sẽ bón khi cây mía được 75 ngày tuổi, khoảng 1.200 đến 1.500 kg ong biển/ ha. Và lần 2 sẽ bón sau lần 1 khoảng 30 ngày. Lúc này mía bắt đầu có lóng, bón khoảng 1.000 đến 1.3000 kg ong biển/ha.
Những giá trị mà cây mía đã mang lại cho đời sống
Những thuộc tính tiểu lợi sẽ giúp loại bỏ muối và lượng nước dư thừa để thận có thể hoạt động tốt. Các nghiên cứu cho rằng uống nước mía với vôi và nước dừa sẽ có thể làm giảm các cảm giác nóng, rát do nhiều loại vấn đề về đường tiết niệu gây ra.
Mía có thể phòng chống dịch bệnh bởi cây mía chứa đầy chất chống oxy hóa rất cần thiết để xây dựng và duy trì một hệ thống một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Chất chống oxy hoá sẽ chống lại các phần tử gây tổn thương tế bào.
Cây mía giúp tăng cường sự trao đổi chất và giảm ốm nghén bởi sự thúc đẩy trao đổi chất và sự tăng cân vừa phải ở phụ nữ đang mang thai. Khi uống nước mía với gừng có thể giảm sự xuất hiện của ốm nghén và tăng cường hệ thống miễn dịch của phụ nữ mang thai.
Nước mía làm từ cây mía sẽ có chức năng tăng cường chức năng gan vì nước mía có tính kiềm và giúp duy trì sự cân bằng điện giải trong cơ thể. Bên cạnh đó, nếu uống nước mía ở dạng loãng với nước chanh, nước dừa có thể giảm viêm cơ thể do các bệnh lây truyền qua đường tình dục, sỏi thận và viêm tuyến tiền liệt,…
Những món ngon được làm từ cây mía
Bên cạnh những giá trị mà cây mía mang lại thì người dân cũng có thể chế biến được rất nhiều món ngon từ loài thực phẩm này.
Mía nướng hoặc mía hấp
Đây là món ăn tuổi thơ của rất nhiều người được chế biến rất đơn giản nhưng lại ngon miệng. Mía hấp là mía được chọn với mắt dài, mập, không bị sâu. Sau đó được gọt vỏ rửa sạch rồi được bắc lên bếp hấp đến khi có mùi thơm.
Mía nướng sẽ được tạo ra từ khúc mía sau đó bọc giấy bạc mang đi nướng với lừa giống như việc nướng thịt.
Nước mía sầu riêng
Nước mía sầu riêng là một loại thức uống hoàn hảo cho ai thích mùi thơm của loại cây này. Nước mía sẽ được xay ra và cho vào ly, sau đó một miếng sầu tiêng sẽ được quệt lên vành ly và sau đó lắc đều cho sầu riêng tan ra. Nước mía sẽ có bị ngọt, đậm đà và thơm.
Nước mía nước cốt dừa
Nước cốt dừa khi được nấu chín dẻo sẽ được cho vào một ly nước mía. Sau khi lắc đều ly nước này sẽ có màu trắng của cốt dừa từ từ hoà vào nước mía. Loại nước này rất mát bên cạnh sự ngọt béo của nước dừa.
Kết luận
Cây mía sẽ giúp nông dân có thêm nhiều thu nhập với cách trồng đúng các vụ thì mía sẽ liên tục đem lại những năng suất cao cùng với một chất lượng rất tốt. Hy vọng bài viết trên đã có thể cung cấp đầy đủ thông tin giúp bạn có thể trồng được một vụ mía như mong đợi.