Cây sả vốn được nhớ đến là loại gia vị thông dụng trong những món ăn thường ngày tại Việt Nam. Nhưng ngoài công dụng đó ra, sả còn có những tác dụng khác mà bạn chưa nghĩ đến hay chưa nghe đến. Bài viết này hôm nay sẽ giới thiệu cho bạn những thông tin thú vị về loài cây này.
Tổng quan về đặc điểm cây sả
Cây sả hay chi Sả là loại cây sống lâu năm, có tên tiếng Anh (tên khoa học) là Cymbopogon. Sả có hơn 55 loại khác nhau trên thế giới, Việt Nam có tầm 15 loài sả, trong đó được biết đến, phổ biến nhất là sả chanh và sả Java. Ngoài ra, còn có sả bẹ và sả hồng.
Sả chanh
Sả chanh còn được gọi là Sả dịu, tên khoa học của nó là Cymbopogon flexuosus. Loại cây này bắt nguồn từ Ấn Độ, Thái Lan, Myanmar. Sả chanh mọc theo bụi, cao từ 1 – 1,5 mét. Phiến lá hình hẹp dài tới 1 mét, mép lá hơi nhám, bẹ lá cuốn chặt vào nhau. Thân phần rễ có màu hơi tím hoặc trắng.
Cây sả bẹ lá có sọc dọc, không lông. Hoa mọc thành những cụm gồm rất nhiều hoa nhỏ, hoa không có cuống. Cây sả chanh nhân giống bằng phương pháp trồng từ tép sả mẹ.
Sả Java
Tên khoa học của nó là Cymbopogon winterianus. Sả Java vốn có nguồn gốc đến từ đảo Java ở Indonesia. Loại sả này mọc thành bụi, thân nhiều lúc cao đến 2 mét. Gốc thân có màu đỏ tím hoặc hồng tím. Thân cây có đốt ngắn, bao bọc bởi nhiều bẹ lá quấn chặt vào nhau. Lá loại sả Java hình thuôn có mép lá nhám, khi trưởng thành nó sẽ rủ xuống ⅔ phiến lá. Rễ cây sả Java rất khỏe, nó cắm sâu vào đất từ 20 – 25cm.
Sả bẹ
Sả bẹ (tên gọi khác là Sả Sri Lanka), tên khoa học Cymbopogon nardus. Sả này có nguồn gốc đến từ châu Á nhiệt đới. Sả bẹ mọc thành bụi, tán rộng, thân cao đến 2m, lá dài, mỏng, ít hoặc không có lông. Cụm hoa dạng kép, hình bông, dài 60-80cm. Rễ cây sả Sri Lanka có màu hồng tía hoặc đỏ tía.
Sả hồng
Sả hồng (Lem Lemon Palmarosa), tên khoa học Cymbopogon martinii, sả hồng có lá nhỏ hơn các loại sả khác và mọc thành bụi cao tới 1,5 m. Lá và hoa của cây sả hồng được dùng để chiết xuất tinh dầu nguyên chất.
Sự phân bố của cây sả
Trên thế giới, cây sả rất phổ biến. Những nước sản xuất tinh dầu sả lớn nhất thế giới là Trung Quốc, Sri Lanka, Ấn Độ, Indonesia. Sả du nhập vào Việt nam sau đó ngay lập tức nhanh chóng trở nên phổ biến rộng rãi khắp cả nước, nhất là ở khu vực Tây Nguyên, và khu vực Đông Nam Bộ.
Cây sả mọc hoang trên mọi miền tổ quốc. Nhiều bang có diện tích sản xuất lớn để chưng cất tinh dầu. Người ta đã trồng cây sả vì trong lá có chứa tinh dầu có mùi thơm hấp dẫn và một số hợp chất hữu cơ tuyệt vời được dùng làm dược liệu chữa bệnh. Đến nay, nó vẫn là mặt hàng nông sản xuất khẩu có giá trị kinh tế của nhiều nước trên thế giới.
Bộ phận được sử dụng và cách chế biến sả
Có thể thu hoạch cây sả vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Sả chủ yếu dùng loại tươi. Vì vậy, nếu có tại nhà, bạn chỉ cần hái, rửa sạch và chế biến theo lượng vừa đủ, không thu hoạch quá nhiều để tiết kiệm. Bộ phận có giá trị cần được thu hoạch là thân và lá sả.
Thành phần trong các bộ phận được sử dụng
Cây sả chiết xuất ra được nhiều tinh dầu. Trong tinh dầu sả, citral là thành phần chủ yếu. Lá cây sả có từ 0,4-0,8% tinh dầu dễ bay hơi, thân cây cả chứa khoảng 75-85% mùi thơm chanh tự nhiên cùng các tinh chất đặc biệt khác. Củ sả chứa từ 1-2% loại tinh dầu màu vàng nhạt, có mùi thơm chanh, citral (65-85%) và geraniol (40%) là thành phần chủ yếu.
Một bát sả chứa hơn 10% hàm lượng magie, sắt, kẽm, kali và folate khuyến nghị mỗi ngày. Khoáng chất nhiều nhất trong đó chính là mangan – khoảng 175% của giá trị khuyến nghị. Mangan là chất dinh dưỡng thiết yếu có tác dụng điều trị nhiều bệnh: bệnh loãng xương, hội chứng tiền kinh nguyệt, thiếu máu. Ngoài ra cây sả còn có các lượng chất khác như limonene, acid citronellic, isopulegol,…
Cách chế biến cây sả
Bạn có thể chế biến sả làm rất nhiều công dụng khác nhau. Theo Đông y, sả có vị cay và tính ấm, vào kinh phế và vị, nó có tác dụng tiêu thực cũng như lợi thủy, chỉ khái. Cây sả dùng cho các trường hợp ăn kém, viêm khí phế quản, chậm tiêu, ho có đờm, viêm họng.
Về liều lượng cách dùng: từ 8-20g dưới dạng tươi, nấu, ướp, hãm. Sả có thể được sử dụng thô trong nấu ăn hoặc tán thành bột để làm gia vị nấu ăn. Sả cũng có thể được phơi khô trong bóng râm hoặc phơi khô để làm thuốc.
Tinh dầu sả chanh còn được sử dụng rộng rãi, tinh dầu sả chanh có rất nhiều công dụng trong ngành làm đẹp, chăm sóc da và tóc, xua đuổi côn trùng rất hiệu quả, giảm cảm lạnh, kháng khuẩn và giảm đau, giảm căng thẳng mệt mỏi, giúp bạn ngủ ngon hơn …
Cây sả tươi hoặc khô đều có thể bảo quản được lâu trong môi trường khô ráo, thoáng mát ở nhiệt độ thường. Tinh dầu sả chanh nên được bảo quản trong lọ nhỏ, tối màu. Bảo quản nơi khô ráo, tránh nhiệt độ quá cao và tránh ánh nắng trực tiếp. Bạn cũng có thể bảo quản sả trong tủ lạnh.
Lưu ý cần nhớ khi điều chế sử dụng cây sả
Cây sả có thể dùng để ăn, làm đẹp hoặc dùng để chữa bệnh trong thời gian ngắn và là một loại cây tương đối an toàn đối với hầu hết mọi người, có một số điều bạn cần lưu ý khi sử dụng. Trực tiếp ngửi tinh dầu sả hoặc nuốt phải tinh dầu sả chanh có thể gây ra các vấn đề sức khỏe liên quan đến phổi và có thể đe dọa tính mạng.
Phụ nữ mang thai không nên ăn sả vì nó sẽ kích thích tử cung và tăng nguy cơ sảy thai, vì vậy nếu đang mang thai thì không nên ăn sả hoặc các thực phẩm có chứa sả. Vì vậy, nếu biết tận dụng công dụng hữu ích của sả chúng ta có thể làm đẹp mỗi ngày và giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
Lợi ích mà cây sả mang lại.
Cây sả mang đến rất nhiều lợi ích cho con người. Có thể dùng nó để làm thuốc phòng ngừa chữa bệnh, cũng có thể dùng nó làm một gia vị độc đáo trong món ăn hàng ngày.
Lợi ích sức khỏe khi sử dụng sả
Tiếp đến là những lợi ích về sức khỏe không thể bỏ qua khi sử dụng sả:
- Hạ huyết áp: Một ly nước sả có tác dụng điều hòa lưu thông máu, ổn định huyết áp, giúp giảm các triệu chứng liên quan đến huyết áp cao như chóng mặt, mệt mỏi, …
- Có lợi cho hệ tiêu hóa: Sả rất hiệu quả trong việc kích thích và hỗ trợ quá trình tiêu hóa, ngăn ngừa và làm giảm các triệu chứng như đầy hơi, khó tiêu, nôn mửa, tiêu chảy …
- Giảm đau nhức: Cho dù bạn bị đau cơ hay khớp, cây sả là một loại thuốc giảm đau tuyệt vời. Bạn có thể xông tinh dầu sả hoặc sử dụng trực tiếp sả tươi. Đồng thời, thoa tinh dầu sả chanh lên vùng da bị mụn và kết hợp với massage để tăng cường tác dụng.
- Kháng viêm, tiêu viêm: Năm 2010, các nghiên cứu khoa học đã chứng minh sả có tác dụng chống viêm và giảm căng thẳng do chứa nhiều chất chống oxy hóa.
- Hạ nhiệt, hạ sốt: Nếu bạn bị sốt, hãy thử ăn sả sống hoặc giã nát sả lấy nước uống. Món ăn dân gian này được nhiều người áp dụng để chữa bệnh say nắng rất hiệu quả.
- Điều hòa kinh nguyệt: Sả là một trong những tác dụng tuyệt vời của cây sả đối với những chị em bị kinh nguyệt không đều, đau bụng trong những ngày này. Bạn có thể dùng nước sả tươi hoặc chỉ cần đun nước sả rồi uống đều có tác dụng giảm đau, điều hòa kinh nguyệt rất hiệu quả. Bạn cũng có thể uống tinh dầu sả và bột hạt tiêu đen cùng nhau.
Sử dụng làm gia vị cho món ăn
Cá, thịt, gia cầm, nấm … kết hợp với sả làm món ngon tại nhà càng thêm ngon. Cùng điểm qua các món ăn ngon với sả dưới đây:
- Móng giò kho sả ớt.
- Nấm xào sả ớt.
- Cá rô nướng sả
- Ngao xào sả ớt.
- Cánh gà nướng sả ớt.
- Cá chim sốt gừng sả
- Bạch tuộc xào sả ớt.
Lợi ích khác do sả mang lại cho người dùng
Ngoài những lợi ích trên mà sả mang lại, thì sả còn đem lại những công dụng dưới đây:
Giúp xua đuổi côn trùng: Lá sả có chứa tinh dầu, vì vậy tinh dầu sả chanh có thể được sử dụng để xua đuổi ruồi, muỗi, và nhiều hơn nữa:
Tạo mùi hương dễ chịu: Sả thường được sử dụng để tăng hương vị cho các món ăn và đồ uống hàng ngày. Hương thơm của sả còn được dùng để làm thơm xà phòng và các vật dụng trang điểm.
Khử trùng: Một nghiên cứu của Brazil cho thấy tác dụng kháng khuẩn và khử trùng của cây sả vượt qua nhiều loại thuốc kháng sinh hiện nay. Ví dụ, ngâm chân trong 3 giọt tinh dầu sả chanh và 2 lít nước ấm trong 20 phút có thể loại bỏ bệnh nấm da liễu một cách nhẹ nhàng.
Cung cấp chất dinh dưỡng: Đừng nghĩ rằng những nhánh sả rất ít chất dinh dưỡng. Thực tế, sả rất giàu khoáng chất mà cơ thể cần. Một bát nhỏ sả băm nhỏ chứa tới 1/10 lượng sắt, magie, kali, kẽm và axit folic mà cơ thể bạn cần. Riêng Mangan trong sả đã vượt quá 75% khuyến cáo.
Giúp giảm cân: Phương pháp này được người Thái sử dụng rất hiệu quả vì cây sả có khả năng làm giảm hàm lượng calo trong các món ăn. Đối với họ, sả có tác dụng như một loại ớt, đốt cháy chất béo, thúc đẩy quá trình trao đổi chất và cải thiện tuần hoàn.
Kết luận
Như vậy, cây sả là loại cây phổ biến trên toàn Việt Nam. Nó rất dễ trồng dễ tìm. Cách chế biến sả cũng vô cùng đa dạng, từ gốc, củ, thân, lá, rễ… Sả đem đến cho con người rất nhiều lợi ích từ sức khỏe đến gia vị món ăn và những công dụng khác. Nếu bạn đang muốn tìm một loại gia vị hay cây thuốc để trồng thì sả chính là một lựa chọn tốt.