Cây tam thất – một trong những loại dược phẩm vô cùng quý báu đến từ thiên nhiên, được dùng để chữa nhiều căn bệnh khác nhau, từ đơn giản đến phức tạp. Vậy tam thất mang đến lợi ích tốt đẹp gì cho sức khỏe con người, hãy tìm hiểu thật kỹ loài thần dược này thông qua bài viết sau đây nhé!
Giới thiệu tổng quan về cây tam thất
Cây tam thất là loại dược phẩm lâu năm đến từ thiên nhiên thuộc họ Araliaceae, ngoài tam thất, chúng còn được gọi với cái tên sâm tam thất hay kim bất hoán. Tam thất rất hợp với những nơi mát lạnh, phát triển mạnh mẽ ở những vùng núi cao từ 1500m, khu vực râm mát, hạn chế nơi có ánh sáng trực tiếp và nắng nóng liên tục.
Ở Việt Nam, cây tam thất thường được trồng hoặc mọc ở vùng núi cao như Lai Châu, Hoàng Liên Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Đà Lạt,… Trong tam thất, rễ được xem là một bộ phận quan trọng nhất, được dùng để chế tạo ra nhiều loại thuốc trị bách bệnh. Rễ tam thất sẽ được mang về rửa sạch, phơi hoặc sấy cho khô, tiếp tục đem đi phân loại ra rễ nhánh, rễ củ, thân rễ.
Theo Đông y học cổ truyền, vị ngọt, đắt và ấm của tam thất chính là phương pháp cực kỳ hiệu quả để cầm máu, giảm sưng tấy, giảm đau, triệu chứng hoa mắt chóng mặt sau khi sinh,… Bên cạnh đó, tam thất còn có tác dụng là hạ huyết áp, phòng ngừa tai biến, thanh nhiệt cơ thể, lợi sữa, ổn định nhịp tim,…
Loại sâm này thông thường có từ 3-7 lá nhỏ trên cùng một cuống lá, chiều cao trung bình rơi vào từ 30cm đến 50cm. Hoa tam thất cũng mọc thành cụm nhỏ như hình chiếc ổ, thường nở rực rỡ vào tháng 5 đến tháng 7. Củ tam thất có hình dạng khá sần sùi, hình thoi, có nhiều nhánh xung quanh và các vết vằn dọc theo hình dáng củ.
Cách nhận biết cây tam thất chất lượng tốt
Hai bộ phận vô cùng quan trọng của cây tam thất chính là củ và nụ, chúng thường được dùng để làm dược liệu. Để nhận biết tam thất có đạt chất lượng tốt hay không, cần dựa vào một số đặc điểm bằng mắt thường có khả năng quan sát. Nếu bạn chưa nắm được cách lựa chọn tam thất đạt chất lượng, cùng tìm hiểu những dữ liệu cực kỳ hữu ích ngay sau đây:
Cách nhận biết củ cây tam thất chuẩn nhất
Nhận biết thông qua hình dạng và màu sắc: theo như lời chia sẻ từ những người có kinh nghiệp, củ tam thất có hình ốc đá, thường là màu xanh xám, đen nâu, bóng dáng là tốt nhất. Đầu củ có rất nhiều mấu, càng nhiều mấu tuổi càng cao và càng tốt. Hình dạng bên ngoài có vết bám vàng ngang, vết lõm, những lằn dọc không liên tục.
Phần thịt bên trong: củ tam thất có thịt săn chắc, khó có thể bẻ bằng tay, nếu sử dụng vật cứng, nặng đập vỡ thì vỏ và lõi thường tách rời nhau. Thịt củ tam thất có màu vàng, xám xanh, ruột có màu xanh mịn và không bị nứt xốp thì chất lượng càng tốt.
Mùi vị của củ tam thất đắng mặn, cảm nhận đến cuối mới thấy vị ngọt. Chúng sở hữu một mùi thơm nồng đặc trưng, trọng lượng của loại tốt nhất là từ 6 đến 8 củ/lạng.
Tips chọn nụ tam thất chuẩn nhất
Chọn nụ tam thất chưa nở hoa: nụ tam thất càng nhỏ, chưa nở bông thì hàm lượng hoạt chất trong nó càng cao. Nụ của tam thất chưa nở hoa thường có màu xanh lục đậm, sở hữu màu sắc tươi sáng, không bị đen, không bị dập nát là loại tốt nhất. Mùi vị của nụ tam thất thơm, cay và nồng, có vị đắng và ngọt ở cuống họng.
Lưu ý , không nên mua nụ tam thất ở những công ty không uy tín, ở các cửa hàng chợ nhỏ lẻ không rõ nguồn gốc xuất xứ. Nên chọn lựa kỹ lưỡng, xem xét từng chi tiết một, bởi vì nụ tam thất thường được dùng để trị bệnh, nếu như chọn sai sẽ rất ảnh hưởng đến sức khỏe của người đang sử dụng.
Cách thu hoạch và chế biến cây tam thất
Tam thất là một loại dược liệu vô cùng quý hiếm, thường sống sâu ở trong rừng, dưới cây to, ở vùng núi cao phía Bắc – nơi có khí hậu lạnh mát quanh năm. Các tư liệu dưới đây là tổng hợp cách thu hoạch và chế biến cây tam thất chuẩn nhất, tất cả đã được các nhà khoa học thử nghiệm thành công.
Cách thu hoạch cây tam thất
Kể từ năm thứ ba sau khi trồng, tam thất đã hình thành được nụ tam thất tươi, hoa tam thất tươi và hạt tam thất. Năm thứ bảy cần phải thu hoạch nụ, hoa, hạt, lá và củ tam thất.
Sau khi đã hoàn thành công việc thu hoạch hãy đem đi bán tươi hoặc phơi khô để bán. Lưu ý, củ tam thất có thể bảo quản đến tận 6 năm, nếu như bảo quản tốt, trong môi trường thích hợp.
Cách chế biến tam thất
Việc chế biến đúng cách tam thất nhằm mục đích phát huy được hết tác dụng của loại dược liệu quý hiếm này. Khi rửa tam thất, tránh triệt để trường hợp nước ngấm qua vỏ vào ruột, cần phải rượt thật nhanh tay và lặp đi lặp lại từ một đến hai lần.
Nhiệt độ phù hợp để phơi sấy khô tam thất là từ 50 độ C đến 60 độ C. Lưu ý, một sai lầm mà rất nhiều người gặp phải đó chính là làm khô củ tam thất bằng cách rang trực tiếp trên chảo nóng hay tẩm tam thất với mỡ gà hoặc các loại thuốc khác rồi mới đem phơi. Điều này, sẽ làm ác chất dinh dưỡng đang có trong củ tam thất bị chuyển hóa, dẫn đến tam thất bị mất hết tác dụng.
Tam thất sẽ có ba cách chế biến thông dụng sau đây: Dùng trực tiếp, phơi khô hoặc sấy khô hoặc có thể thái ra hoặc nghiền thành bột. Mỗi cách sẽ cho ra công dụng khác nhau:
- Dùng trực tiếp: Rửa sạch rễ tam thất, giã nát, đây chính là phương pháp dùng để đắp lên những vị trí trên cơ thể đang bị tổn thương.
- Phơi khô, sấy khô: Bước đầu cần cần rửa sạch rễ tam thất, tiếp đến phơi hoặc sấy khô bằng nhiều cách thức như sấy thủ công, sấy máy móc.
- Thái ra hoặc nghiền thành bột: Phương pháp này thường được dùng để chữa các bệnh như bị sốt xuất huyết, đau thắt ngực, thiểu năng mạch vành hoặc lên cơn nhồi máu cơ tim, đại tiện ra máu tươi,…
Lợi ích mà cây tam thất mang lại cho sức khỏe
Cây tam thất được sử dụng như một loại thuốc bổ rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là đối với những người bệnh hoặc là những ai thường xuyên mệt mỏi, đau nhức, cơ thể suy nhược. Và loài sâm này không chỉ được sử dụng trong Đông Y mà chúng còn được dùng phổ biến trong Tây Y.
Tam thất có tác dụng cầm máu, bồi bổ sức khỏe cho mẹ bầu
Củ tam thất có tác dụng cầm máu, tiêu ứ máu bên trong, thổ huyết, giảm bầm tím và nhanh lành vết thương. Người ta thường trực tiếp sử dụng củ tam thất để cầm máu tại chỗ cho những vết thương phía bên ngoài da, bị ứ huyết, bị sưng tấy, đau nhức.
Đối với những vết thương hở, tam thất giúp cầm máu và diệt khuẩn rất tốt, có thể rắc một ít bột tam thất trực tiếp vào vết thương hơn. Với những vết thương do thực hiện tiểu phẫu bên trong, mọi người có thể uống bột tam thất đã được xây hoặc chế biến thành một số món ăn như: canh tam thất, cháo tam thất. tam thất hầm gà,… để giúp vết thương chóng lành.
Bên cạnh đó, cây tam thất còn hỗ trợ bồi bổ sức khỏe cho mẹ bầu sau sinh. Đồng thời, tam thất cũng có tác dụng tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể giảm mệt mỏi, phục hồi nhanh chóng sau tiểu phẫu. Song song, loài sâm này cũng giúp cơ thể loại bỏ các độc tố, duy trì cơ thể săn chắc, luôn ở trạng thái cân bằng.
Là vị cứu tinh cho các bệnh nhân mắc bệnh ung thư
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trong cây tam thất có chứa Panacrin, Saponin, Flavonoid. Các hoạt chất này có khả năng phòng ngừa và có tác dụng điều trị ung thư bằng cách kìm hãm sự phát triển, di căn của các tế bào ung thư, khối u bướu và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, chống lại sự xâm nhập của các virus.
Đối với những bệnh nhân ung thư vừa mới trải qua hay đang trong giai đoạn phẫu thuật, hóa, xạ trị khi dùng cây tam thất sẽ gây ra các tác dụng phụ như: chán ăn, rụng tóc, suy dinh dưỡng, sụt cân, buồn nôn,… Tam thất sẽ giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, giảm được tình trạng mệt mỏi, chán ăn, điều hòa mỡ máu, đường huyết, huyết áp.
Các bài thuốc từ củ tam thất
Tam thất được chế tạo thành nhiều bài thuốc chữa bệnh được lưu truyền trong dân gian và được các lương y tin dùng. Dưới đây là các bài thuốc chữa bệnh từ củ tam thất:
Bài thuốc 1: Chữa đau bụng trước kỳ kinh nguyệt, đầu tiên tam thất sẽ được nghiền thành bột hoặc xay nhuyễn 5g, uống 1 lần/ ngày. Tiếp đến pha cùng với nước ấm hoặc có thể kết hợp để nấu cháo loãng. Lưu ý, nên ăn trước khi vào kỳ kinh, bởi vì khi có kinh không nên bột tam thất vì có thể gây chảy máu nhiều, do nó có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu.
Bài thuốc 2: Cải thiện chứng đau thắt ngực, khó thở, tam thất bột được nghiền hoặc xay từ 3 đến 6g. Pha cùng với nước ấm, uống 1 lần/ngày, để cải thiện trình trạng đau thắt ngực, bệnh nhân nên kiên trì sử dụng bột tam thất thường xuyên, có hiệu quả, trong vòng từ 3 đến 6 tháng mới thấy được hiệu quả rõ rệt.
Lưu ý cách sử dụng cây tam thất để đạt hiệu quả cao
Cây tam thất là loại dược liệu khá lành tính, không có tác hại đối với người đang sử dụng, bạn hoàn toàn có thể trực tiếp sử dụng tam thất theo các bài thuốc dân gian. Tuy nhiên, để sử dụng tam thất đạt hiệu quả tối ưu nhất, bạn cũng cần lưu ý một số điều sau đây:
- Phụ nữ đang có thai tuyệt đối không được sử dụng tam thất, kể cả tam thất tươi hay bột tam thất, bởi vì nó sẽ khiến bà bầu khó sinh hoặc có thể dẫn đến sảy thai.
- Phụ nữ đang bị chứng rong kinh nặng, không nên sử dụng cây tam thất vì nó có thể khiến kinh nguyệt chảy lâu hơn.
- Nếu các bậc phụ huynh muốn sử dụng tam thất cho trẻ nên, nên hỏi ý kiến của các chuyên gia về liều và cách dùng trước khi sử dụng. Tuyệt đối không được tự ý cho trẻ uống tam thất, như vậy sẽ dẫn đến tình trạng quá liều, không đạt được hiệu quả.
Kết luận
Bài viết phía trên là tất cả các thông tin về công dụng, cách sử dụng và một số lưu ý khi sử dụng cây tam thất. Hy vọng với những tư liệu hữu ích đó, sẽ giúp mọi người sử dụng tam thất một cách hiệu quả nhất trong quá trình điều trị bệnh.