Cây xoan trước kia được biết đến là một loại cây mọc dại tự lên, thân thuộc ở các vùng quê của nước ta, ngày nay vì mang lại nhiều lợi ích kinh tế nên trồng ở nhiều khu rừng nguyên sinh. Đặc biệt là gỗ của cây này được dùng khá phổ biến trong nhiều lĩnh vực, tuy nhiên toàn thân của nó đều chứa các chất độc bạn đã biết chưa, cùng khám phá nhé!
Khái quát về đặc điểm của cây xoan
Cây xoan là một loại cây thân gỗ thuộc họ nhà xoan, có nguồn gốc từ miền Nam của Trung Quốc. Loại cây này có rất nhiều tên gọi như xoan ta, xoan nhà, xoan trắng, cây đu, thầu đâu, sầu đông.
Một cây xoan trưởng thành thường cao khoảng 10-13m, cũng có nơi cao tới 40m ở những vùng có điều kiện sinh trưởng tối ưu. Lá xoan thường mọc so le, cuống dài với nhiều nhánh lá mọc đối xứng, dài khoảng 12-15cm. Với màu sắc xanh sẫm, mép có răng cưa và hai mặt thì nhẵn.
Hoa xoan thường có năm cánh, màu tím nhạt hoặc có khi giống hoa cà, mọc thành từng chùm, có hương thơm nhẹ, giữ được rất lâu trên cây, chỉ khi các lá cây xoan rụng hết thì hoa mới bắt đầu rụng.
Các loại cây xoan phổ biến hiện nay
Có rất nhiều loại cây xoan được trồng ở nước ta, thường phân bố ở các tỉnh Tây Nguyên, Kon Tum, Lâm Đồng, Bình Thuận., tuy nhiên phải kể đến 4 loại xoan phổ biến được trồng rộng rãi hiện nay.
Xoan rừng hay còn gọi là sầu đâu rừng
Một số nơi còn gọi là nham tử, hay sầu đâu cứt chuột, do phần quả xoan khá nhỏ, có hình bầu dục. Khi chín thường như hình trứng dẹt, có màu nâu đen hoặc đen hẳn, có vị đắng khi ăn. Khác với các giống xoan thông thường. Cây xoan rừng chỉ cao khoảng 2m khi trưởng thành, mọc theo bụi, thân mềm, thân có lông tơ khi già chuyển sang màu nâu nhạt. Lá có hình trứng, nhọn ở đầu, tròn ở phần gốc, cuống dài và có lông tơ.
Ở nước ta, cây xoan rừng được thấy chủ yếu ở các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh cho tới Đồng Nai, ở trên các hòn đảo lớn như Cát Bà, Phú Quốc.. thường mọc rất nhiều. Cây thích nghi với nhiều loại đất, cả những vùng đất ven biển hay khô cằn như đồi núi.
Trái xoan sau khi chín sẽ được thu hái, sấy hoặc phơi khô, dùng như một loại dược liệu để chữa bệnh. Do trái có tính bình, vị chua nhẹ, có tác dụng hỗ trợ tiêu hoá, giải độc, tiêu viêm. Hay được dùng để điều trị sốt rét, mụn nhọt bạn đắp ngoài da, bệnh vẩy nến, á sừng.
Xoan hôi – tông dù
Đây là một loại cây xoan đặc trưng ở vùng núi biên giới phía Bắc nước ta như Lai Châu, Sơn La, nên nó còn có những cái tên đặc trưng như Mạy sao, xoắn xử, tông dù. Chủ yếu cây thích mọc ở những vùng núi cao trên 1000m, đất đai ưa thích là dạng màu mỡ, sâu dày.
Thân gỗ thẳng cao tới 30m, đường kính thân lên tới 100m, cành nhánh khá ít, tán thì có hình ô. Vì thế màu sắc gỗ khá đẹp, ít mục, ít mối mọt, dễ bám sơn và dính keo, nên được dùng nhiều trong xây dựng, đóng đồ gia dụng, tàu thuyền hay các công cụ dùng trong nông nghiệp. Ngoài ra, người H’mông còn dùng lá và chồi để ăn như một loại rau thông dụng.
Cây xoan ta – vân gỗ màu trắng
Vì đặc tính mùa đông lá cây rụng hết, chỉ còn trơ trọi cành nên người ta còn hay trêu đùa gọi nó với cái tên là “sầu đông”. Được trồng hầu khắp các địa phương ở nước ta từ đồng bằng cho tới miền núi, ưa sáng, ưa khí hậu nhiệt đới gió mùa.
Với đặc tính cây lấy gỗ, cao trung bình khi trưởng thành khoảng 20m, đường kính thân lên tới 50cm, thân gỗ trơn, trượt, khá nhẹ và bền. Nên thường dùng trong xây dựng khá nhiều, ngoài ra còn dùng làm gỗ đun, do nhiệt lượng cao.
Xoan đào – cây lấy gỗ giá trị cao
Cây xoan đào được trồng nhiều ở khu vực các tỉnh Tây Nguyên và một số tỉnh miền núi Phía Bắc, Đông Nam Bộ nước ta. Là một loại cây lấy gỗ phát triển khá nhanh, ở điều kiện sinh trưởng tối ưu có thể đạt tới 85cm đường kính thân.
Đây là một loại xoan được biết đến nhiều bởi gỗ của nó ứng dụng làm ván lót sàn, kệ bếp, đồ nội thất cao cấp do vân gỗ khá đẹp có màu đỏ, hồng đào, nhìn rất sang. Ngoài ra, phần gỗ rất rắn chắc, chịu nhiệt, chịu lực nén và chống nước rất tốt, chịu được mối mọt ẩm thấp với khí hậu nhiệt đới gió mùa của nước ta.
Tác dụng to lớn của cây xoan
Cây xoan có rất nhiều loại với những đặc tính và công dụng khác nhau, mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho con người
Cây xoan dùng để lấy gỗ
Đa số các loại cây xoan đều có thể sử dụng phần gỗ, đặc biệt một số loại như xoan đào có đường vân gỗ và màu sắc rất đẹp được ưu ái dùng trong thiết kế nội thất như tủ bếp, quần áo, vách ngăn, giường tủ.
Một số loại xoan khác, tuy không được đẹp bằng, nhưng vì gỗ tốt, chống được mối mọt, ẩm thấp nên cũng được ứng dụng nhiều xong các ngành xây dựng, làm các đồ dùng thông thường, làm các ván chắn vì giá thành có phần rẻ hơn các loại gỗ khác.
Ở một số vùng nông thôn, đây được xem là loại cây dễ trồng, tự mọc từ hạt, nên được dùng nhiều như một loại lấy gỗ để nấu do lượng nhiên sinh ra cao. Đặc biệt là các loại xoan ta thường thấy khá phổ biến, nên hay được bà con dùng thành các công cụ nông nghiệp hoặc làm củi nấu.
Sử dụng chữa một số loại bệnh thông thường
Chữa các bệnh đau lưng, xương khớp : dùng lá xoan đem sao vàng trên nhiệt độ cao cho nóng, sau đó đem bóp hoặc chườm vào chỗ bị đau.
Vỏ cây xoan vả rễ có tính lạnh, vị đắng, có độc nên dùng điều trị đặc biệt trong việc tẩy giun, hay điều trị viêm bàng quang. Ngoài ra còn dùng để bôi da chữa các bệnh nấm da, mề đay, chàm, vẩy nến, á sừng. Đối với các bệnh ngoài da này, dùng lá và vỏ đun lên lấy nước, dùng để tắm, có tác dụng tiêu viêm, sát khuẩn.
Cây xoan ứng dụng trong nông nghiệp
Ngoài dùng thân làm gỗ, lá của cây xoan còn được làm thuốc để chữa bệnh giun sán hoặc ghẻ cho vật nuôi như trâu bò, dê. Ngoài ra, lá xoan còn được buộc thành từng bó, dìm xuống nước dùng để diệt ký sinh trùng trên cá.
Trong trồng trọt, phần hoa và lá xoan còn được dùng để trải ra phòng ngừa diệt bệnh rệp. Những loại lá xoan khác hay được dùng như một loại thuốc trừ sâu thiên nhiên, vì lá cây có tính độc.
Cách trồng và chăm sóc cây xoan phát triển tốt
Cây xoan thích nghi và phát triển tốt với khí hậu nóng ẩm, và thường rụng lá vào mùa đông, nở hoa vào mùa xuân. Cũng không yêu cầu khắt khe về điều kiện sống, hoàn toàn có thể trồng xen kẽ với các loại cây khác.
Đây là một loại cây có khả năng tái sinh rất mạnh mẽ từ hạt, chồi gốc hay chồi rễ đều rất tốt. Cũng vì thế, có thể tự ươm giống từ hạt của những cây khoẻ mạnh. Đối với trồng bằng cây con thì nên hạ thổ vào mùa xuân, còn gieo hạt thẳng xuống đất thì nên vào đầu mùa mưa, hoặc vụ thu.
Đối với cây xoan trồng dùng để lấy gỗ, bạn cần chăm sóc bấm tỉa nhánh phụ để cây có sức vươn thẳng, chỉ tập trung cho kích thước vòng gỗ thân chính to hơn. Ngoài ra cũng cần bón phân theo đợt khoảng 4-6 tháng vào giai đoạn đầu cây phát triển.
Cây xoan có độc không?
Mặc dù còn được biết đến với công dụng chữa bệnh tuy nhiên vì có nhiều độc tính nên khi dùng chỉ được rửa hoặc bôi ngoài chứ không được uống. Nhất là những bệnh nhân có mắc bệnh về gan hay dạ dày cần tránh sử dụng các bài thuốc có liên quan tới cây xoan, vì có thể khiến gan xung huyết
Đặc biệt trong quả của cây xoan chứa một loại chất tetranortriterpen và một số loại nhựa khác có thể gây ngộ độc đối với hệ thần kinh của con người. Độc tố trong quả xoan còn có thể gây nôn mửa, tiêu chảy, chóng mặt, khó thở, tim đập nhanh, phổi ứ máu thậm chí nặng hơn có thể tử vong.
Vỏ cây xoan vả rễ có chứa hoạt chất toosendanin, tuy được ứng dụng điều trị chất tẩy giun nhưng khi dùng nhiều sẽ gây suy cấp tuần hoàn, xuất huyết nội tạng.
Những lưu ý quan trọng về cây xoan
Độc tính là lưu ý quan trọng đầu tiên cần nhắc tới đối với cây xoan, vì có chứa hai chất độc là chất tetranortriterpen và toosendanin gây hại cho cơ thể con người. Đã có những trường hợp độc tính của loài thực vật này gây tình trạng tử vong ở người do ăn phải.
Cây xoan rất dễ trồng, gỗ xoan được dùng khá phổ biến tuy nhiên bạn cần phân biệt được các loại gỗ xoan, để có thể trồng những loại xoan phù hợp với nhu cầu lợi ích kinh tế. Như loài xoan đào cho giá thành cao hơn cả bởi chất lượng gỗ tốt nhất trong các loại xoan. Còn đối với các loại xoan ta, xoan lai thì chất lượng gỗ không bằng, nên chỉ thường dùng đun nấu, hoặc sử dụng với giá thành khả rẻ.
Ngoài ra, đối với gỗ xoan, muốn tăng chất lượng gỗ được bền, đẹp và tránh mối mọt, gỗ được thẳng không bị cong vênh hay ngót khi đem sử dụng. Thì gỗ cây xoan cần được đem ngâm nước từ 6-12 tháng vào kích cỡ của phần gỗ bạn đem ngâm. Việc ngâm gỗ sẽ giúp phân huỷ các chất khác đặc biệt là phần nhựa cây, chỉ giữ lại phần hemixenlulo, xenlulo và lignin trong gỗ.
Kết bài
Mặc dù cây xoan được biết đến với nhiều lợi ích kinh tế từ phần thân gỗ, đặc biệt dùng nhiều trong thiết kế nội thất, với loại xoan đào mang lại giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, toàn thân lại mang nhiều độc tố gây hại cho con người, vì thế khi trồng và sử dụng. Hy vọng nhờ những thông tin bài viết bạn có thêm những thông tin hữu ích và cẩn trọng khi sử dụng loại cây này.