Dầu mè là một loại dầu thực vật đặc biệt, đa số mọi người đều biết tới, tiêu biểu những bà nội trợ hoặc những người quan tâm tới sức khỏe. Trong số đó, có ai hiểu hết được những thành phần, công dụng, đặc biệt là cách sử dụng dầu vừng đúng cách. Nếu bạn chưa chắc chắn đối với những kiến thức về loại dầu thực vật này, bài viết này hẳn là dành cho bạn.
Giới thiệu về dầu mè
Dầu mè hay còn được biết đến với tên gọi là dầu vừng, đây là một loại dầu thực vật tốt cho sức khỏe. Loại dầu này được chiết xuất từ hạt mè. Nó có một hương vị cực kỳ thơm ngon và hấp dẫn. Do đó, nó được sử dụng rất nhiều trong các món ăn của phương Đông góp phần tăng giá trị của món ăn về phần nhìn lẫn hương vị.
Nó được chia làm hai loại chính đó là loại đã tinh chế và loại chưa qua tinh chế. Mặc dù cây vừng có mặt từ rất sớm, con người đã dùng nó để sản xuất ra loại dầu này. Nhưng sản lượng của nó chưa bao giờ là đủ để đáp ứng nhu cầu của thị trường về sản phẩm này.
Công dụng tuyệt vời
Như đã đề cập, dầu mè được biết đến là một loại dầu thực được dùng như gia vị trong các món ăn của phương Đông. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng nó mang lại nhiều lợi ích đến sức khỏe của con người cả bên trong và bên ngoài. Sau đây là một vài công dụng mà chúng tôi muốn cung cấp đến cho các bạn.
Dưỡng chất có trong dầu mè
Trong dầu mè là một kho tàng giàu có về các dinh dưỡng tuyệt vời cho sức khỏe của con người. Bao gồm những loại vitamin, thành phần sắt dồi dào, canxi, chất béo no không bão hòa, omega 3 và omega 6. Ngoài ra còn chứa estrogen thực vật, một chất không thể thiếu trong cơ thể một người khỏe mạnh.
Các tác dụng tuyệt vời của dầu vừng
Hạt mè tuy nhỏ nhưng lại chứa những dưỡng chất tốt góp phần cải thiện sức khỏe con người. Với thành phần dinh dưỡng dồi dào của mình, dầu mè có các tác dụng tuyệt vời như sau.
- Giúp ngăn chặn các gốc tự do hình thành và làm giảm lượng cholesterol trong máu.
- Cải thiện các vấn đề về tiêu hóa, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch chống lại các tác nhân bên ngoài.
- Các biểu hiện về stress, căng thẳng, mất ngủ cũng được cải thiện một cách nhanh chóng nếu kết hợp cùng việc chăm sóc sức khỏe tinh thần.
- Công dụng tuyệt vời mà phải đặc biệt kể đến chính là góp phần vào việc ngăn chặn hình thành các tế bào ung thư, ngăn ngừa tình trạng tăng huyết áp, tiểu đường.
- Trong thành phần dinh dưỡng của dầu vừng có một hàm lượng vitamin E giúp làm đẹp da dẻ, chống lão hóa, nuôi dưỡng tóc chắc khỏe.
- Dầu mè cũng có tác dụng to lớn trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng, giúp xương răng chắc khỏe, canxi trong dầu cũng giúp đỡ cho những người bị các bệnh về vấn đề xương khớp.
- Nó giúp phòng ngừa tình trạng thiếu máu nhờ một hàm lượng sắt chứa trong nó.
- Đối với các bà mẹ mới sinh con, nó làm một bài thuốc giúp làm giảm rối loạn nội tiết sữa.
- Giảm những triệu chứng tiền kinh nguyệt ở phụ nữ.
- Các vấn đề về tiêu hóa như thải độc và ngăn ngừa giun, sán ở đường ruột.
Cách sử dụng dầu mè
Dầu vừng có nhiều công dụng, nhưng bạn đã biết sử dụng đúng cách chưa? Việc sử loại dầu thực vật này đúng cách rất quan trọng bởi nếu lạm dụng sẽ gây các tác động ngược đến sức khỏe của chúng ta. Đặc biệt đối với những người ăn kiêng hoặc giảm cân nên cân nhắc sử dụng loại dầu thực vật này một cách hợp lý.
Chế biến cùng với thức ăn
Từ xa xưa, con người đặc biệt là người phương Đông đã dùng dầu mè làm một gia vị trong chế biến các món ăn. Người Ấn Độ sử dụng loại dầu này như một loại dầu ăn trong chiên, xào. Với cách sử dụng như này cơ thể dễ hấp thụ hơn.
Cách sử dụng tốt là khi chế biến các món ăn, cho thêm một lượng dầu thích hợp vào. Nó góp phần làm cho món ăn thơm ngon hơn, đẹp mắt hơn, kích thích mọi người ăn ngon miệng hơn.
Dầu mè dùng để súc miệng
Cách dùng này đơn giản và dễ thực hiện hơn khi có những người không thường xuyên vào bếp nấu ăn. Đầu tiên, cho nửa muỗng dầu mè vào miệng, giữ trong vòng 20 phút. Trong khoảng thời gian đó dùng lưỡi đẩy qua đẩy lại trong khoang miệng. Cách này có hiệu quả đặc biệt tốt cho răng miệng, góp phần làm chắc khỏe răng.
Dùng làm mặt nạ dưỡng da
Trộn nửa muỗng dầu mè với khoảng ⅙ muỗng giấm táo cho thật đều sau đó thoa đều lên bề mặt da của bạn. Hỗn hợp này làm mặt nạ và để trên bề mặt da 15 phút, đừng để lâu hơn tránh tình trạng hút ẩm ngược, sau đó rửa mặt lại với nước ấm và rửa lại bằng nước sạch thêm một lần nữa. Dung dịch này giúp cung cấp một độ ẩm tức thì cho da mặt của bạn, đồng thời lấy đi những tế bào da chết một cách nhẹ nhàng.
Dùng dưỡng mi, tóc
Đối với lông mi, bạn phải sử dụng một công cụ hỗ trợ như một cây tăm bông nhỏ. Sau đó chấm đầu tăm bông vào một ít dầu mè, chuốt lên lông mi, để qua đêm, sau khi ngủ dậy thì bạn hãy dùng nước ấm để rửa đi.
Tác hại khó lường khi sử dụng sai cách
Như đã biết, dầu mè là một loại thực vật tốt cho sức khỏe. Điều đó chỉ đúng khi sử dụng nó đúng, khi đã sử dụng sai cách và quá lạm dụng nó có thể mang đến những tác dụng khôn lường đến sức khỏe của bạn. Dưới đây là tổng hợp những hậu khi sử dụng sai cách.
Rối loạn hấp thụ khi sử dụng dầu mè không đúng cách
Khi quá lạm dụng dầu mè, sử dụng với một cường độ quá thường xuyên sẽ làm giảm chức năng hấp thụ các chất dinh dưỡng. Bên cạnh những thành phần dinh dưỡng có tác dụng tốt đến sức khỏe con người thì vẫn còn có các chất có hại khác mặc dù chỉ có một hàm lượng khá ít. Hàm lượng chất có hạn ít nhưng vẫn tác động đến sức khỏe nếu sử dụng nó một cách quá lạm dụng.
Thành phần axit phytic có trong dầu mè làm giảm khả năng hấp thu của cơ thể đối với một số chất như canxi, sắt, kẽm, magie,… Những chất này giúp duy trì các hoạt động chuyển hóa cơ bản của con người diễn ra một cách bình thường. Thiếu những chất này sẽ khiến cho cơ thể mệt mỏi dẫn đến sức khỏe cũng như tinh thần suy giảm.
Rối loạn về cân nặng
Trong thành phần của dầu mè, có một hàm lượng chất béo không bão hòa, thành phần này chứa một lượng calo rất lớn. Một hạt mè tuy nhỏ lại chứa tới 590 calo trên 100gr mè. Do đó, khi bạn ăn quá nhiều vừng cũng dẫn đến tình trạng tăng cân nhanh chóng ảnh hưởng tới sức khỏe như các vấn đề về béo phì và tim mạch.
Ung thư đại tràng, rối loạn hệ tiêu hóa
Theo nghiên cứu, những người ăn quá nhiều mè, cụ thể là hơn 15 gam một ngày có nguy cơ mắc ung thư đại tràng cao hơn những người khác. Đây là căn bệnh nguy hiểm, có nguy cơ để lại những tổn thương sức khỏe nặng nề và có khả năng dẫn tới tử vong khá cao.
Do hạt mè có tính thanh nhiệt và nhuận tràng, nhiều người đã sử dụng một cách vô tội vạ. Việc dùng dầu vừng không có liều lượng cụ thể như thế có ảnh hưởng không tốt đến hoạt động bình thường của hệ tiêu hóa. Đi ngoài phân lỏng thậm chí dẫn đến tiêu chảy.
Dầu mè gây dị ứng, phát ban khi sử dụng không đúng cách
Ngoài những lợi ích mà loại dầu thực vật này mang lại, việc có những tác dụng phụ là điều không thể tránh khỏi. Dầu mè khi sử dụng đôi khi có thể gây nên tình trạng phát ban trên da, nổi mẩn đỏ và ngứa ngáy rất khó chịu. Hiện tượng này không xuất hiện thường xuyên mà chỉ xuất hiện trên một số người nếu sử dụng quá nhiều.
Những người dị ứng với một chất nào trong dầu vừng khi ăn cũng nên lưu ý. Nếu bạn đã có tiền sử dị ứng với mè thì cũng không nên sử dụng. Ngoài ra, dầu thực vật này có thể gây nên các loại dị ứng về tiêu hóa, viêm xoang mũi, hắt xì, chảy nước mũi và hen suyễn.
Tình trạng rụng tóc
Dầu mè được biết đến là dầu dưỡng tóc tốt, làm suôn mượt tóc, giảm gãy rụng. Tuy nhiên, khi thoa lên da đầu cần chú ý liều lượng. Thoa quá nhiều dầu lên tóc gây dư thừa dầu dẫn đến tình trạng bết da đầu, bít tắc chân tóc, khô tóc. Tóc sẽ rụng nhiều hơn, tóc dần thưa. Mục đích dùng dầu để dưỡng tóc không thành công lại làm cho tóc yếu và xấu đi.
Một số lưu ý khi dùng dầu mè
Để tránh đi những nguy hiểm khi sử dụng dầu mè sai cách dẫn đến các tác dụng không mong muốn ảnh hưởng đến sức khỏe chúng ta. Dưới đây, chúng tôi cung cấp cho bạn một số lưu ý khi sử dụng nhằm đạt được hiệu quả tốt nhất.
Sử dụng đúng cách
Sử dụng đúng liều lượng là yếu tố được đặt lên hàng đầu. Theo nghiên cứu, các chuyên gia đưa ra lời khuyên chỉ nên ăn từ 15g đến hơn 20g mè là đủ. Bên cạnh đó, phân biệt được các loại dầu vừng khác nhau, sử dụng loại dầu phù hợp với món ăn. Dầu mè an toàn khi ăn chung với cơm, giúp cơm có mùi thơm, ăn ngon miệng dễ tiêu hóa hơn.
Người không nên sử dụng dầu mè
Không phải ai cũng sử dụng được dầu mè. Những người có biểu hiện như là huyết áp thấp, người có các bệnh về đường tiêu hóa, bệnh về thận đặc biệt là sỏi thận, các bệnh về máu khó đông, huyết khối, bệnh về tĩnh mạch như viêm tắc tĩnh mạch, kể cả người đang trong thời kỳ kinh nguyệt và phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu thai kỳ. Những người có một trong các bệnh hoặc biểu hiện trên thì không nên dùng.
Kết luận
Chúng tôi đã cung cấp cho bạn các thông tin cần thiết khi sử dụng dầu mè. Hy vọng bạn đã trả lời được những câu hỏi mà bản thân thắc mắc về loại dầu thực vật này. Đây là một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe nếu biết cách sử dụng cho nên hãy là một người tiêu dùng thông minh bạn nhé!