Thắc mắc của rất nhiều người về khái niệm Hà thủ ô trắng và Hà thủ ô đỏ. Làm thế thế nào để phân biệt Hà thủ ô trắng và Hà thủ ô đỏ? Hà thủ ô có mấy loại? Và cách nhận biết Hà thủ ô đỏ như thế nào? Chúng tôi xin giải đáp thắc mắc của bạn.
Hà thủ ô trắng và Hà thủ ô đỏ
Có mấy loại Hà thủ ô
Hà thủ ô bao gồm 2 loại: Hà thủ ô đỏ và Hà thủ ô trắng. Trong đó Hà thủ ô đỏ là loại chính, Hà thủ ô trắng còn được gọi là nam Hà thủ ô. Trong đông y hay chia ra 2 loại nam và bắc ý nói một vị chính và một vị có thể dùng thay thế trong 1 số trường hợp do có chung một phần công dụng như tam thất bắc- tam thất nam, cam thảo bắc- cam thảo nam…
Ở đây Hà thủ ô trắng được coi là vị thuốc tương đương với Hà thủ ô trong trường hợp giúp trẻ hóa người già trẻ lại, giúp cho sự giao hợp được bền lâu, tóc bạc hóa tóc đen. Và theo ghi chép thì trong các đơn thuốc bốc cho công dụng vừa nêu thì người ta vẫn thường dùng một nửa Hà thủ ô đỏ, một nửa Hà thủ ô trắng. Bên cạnh đó Hà thủ đỏ và Hà thủ ô trắng có những tác dụng khác nhau riêng biệt, và được sử dụng cho các trường hợp khác nhau. Hà thủ ô đỏ vẫn là loại tốt với nhiều dược chất hơn so với Hà thủ ô trắng. Cụ thể được nhắc tới trong từng phần Hà thủ ô đỏ và Hà thủ ô trắng dưới đây.
Hà thủ ô trắng
Hà thủ ô trắng có tên khoa học là: Streptocaulon juventas. Thuộc họ thiên lý: Asclepiadaceae
Hà thủ ô trắng là cây thảo thuộc dạng cây leo, dài đến 2m hoặc hơn, thân màu nâu đỏ có nhiều lông, càng non càng nhiều lông. Lá mọc đối, mép nguyên, gân lá hình lông chim, có nhiều lông. Lá mọc đối, mép nguyên lá hình lông chim, có nhiều lông. Toàn cây có nhựa mủ trắng hay còn gọi là hà thủ ô nhựa trắng. Hoa màu nâu nhạt hoặc vàng tím, mọc thành xim ngắn. Quả gồm hai đại hình thoi.
Cây thường mọc hoang ở vùng đồi núi. Dùng rễ củ. Thu hoạch tháng 11-12.
Tại Việt Nam, Hà thủ ô trắng được khai thác từ rễ củ của loài cây có tên là củ vú bò, dây sữa bò, cây sừng bò, tên khoa học là Streptocaulon juventas Merr, thuộc họ Thiên lý (Asclepiadaceae).
Còn ở Trung Quốc, vị thuốc Hà thủ ô trắng có tên là bạch thủ ô, còn có tên khác là thái sơn hà thủ ô, thái sơn bạch hà thủ ô, hòa thượng ô… được khai thác từ rễ củ của cây ngưu bì tiêu có tên khoa học là Cymanchum bungei Decne, cùng thuộc họ Thiên lý (Asclepiadaceae).
Hà thủ ô trắng có một số tác dụng khác so với Hà thủ ô đỏ như:
- Trong kháng chiến tại các vùng dân tộc, người ta dùng củ và thân lá cây này chữa cảm nắng, sốt rét.
- Có nơi người ta sắc cây này với nước cho phụ nữ không có sữa uống để giúp ra sữa.
- Cũng có ghi chép nói Hà thủ ô trắng giúp lợi tiểu.
- Lá và rễ Hà thủ ô trắng tươi chữa rắn cắn: Khi bị rắn cắn, cho nạn nhân nhai rễ, lá Hà thủ ô trắng tươi nuốt nước, bã đắp vào chỗ rắn cắn đã hút máu và nọc độc.
Tham khảo thêm:
- Hà thủ ô ngâm mật ong có công dụng gì? Cách sử dụng hiệu quả
- Nên uống hà thủ ô vào lúc nào? Uống hà thủ ô bao lâu thì đen tóc?
- Hướng dẫn 3 cách làm hà thủ ô ngâm rượu đúng chuẩn
Hà thủ ô đỏ
Hà thủ ô đỏ còn có tên là dạ giao đằng, dạ hợp, địa tinh, khua lình (dân tộc Thái), mằn năng ón (đồng bào Thổ)…
Vị thuốc Hà thủ ô đỏ (Radix Polygoni multiflori) là rễ củ phơi khô của cây Hà thủ ô đỏ.
Cây Hà thủ ô đỏ, có tên khoa học là Polygonum multiflorum. Thuộc họ Rau răm (Polygonaceae).
Trong y học điều trị bệnh, Hà thủ ô đỏ được dùng nhiều và thông dụng hơn hẳn so với hà thủ ô trắng bởi hàm lượng hoạt chất điều trị bệnh có trong hà thủ ô đỏ là cao hơn, giúp cho khả năng điều trị bệnh của hà thủ ô đỏ tốt hơn hẳn. Hà thủ ô trắng cũng có công dụng tốt, tuy nhiên so với Hà thủ ô đỏ thì nó không được nổi trội bằng. Cả hai loại này đều là loại cây có thân leo dạng dây nhỏ, sống lâu năm và thường mọc đan xen lẫn vào những cây khác. Đặc tính của Hà thủ ô đỏ thường có vị chát, ngọt, đắng, tính hơi ấm, người đặc trưng giúp phân biệt loại cây thuốc này.
- Đặc điểm bên ngoài khó nhận biết bởi Hà thủ ô đỏ và Hà thủ ô trắng rất giống nhau. Tên gọi phân biệt là ở màu sắc của ruột củ Hà thủ ô. Củ Hà thủ ô trắng có ruột màu trắng trong khi ruột của củ Hà thủ ô đỏ là màu đỏ.
- Về công dụng thì chúng khác nhau rất nhiều, nếu Hà thủ ô đỏ được nhiều người sử dụng bởi công dụng của nó đối với người sử dụng tốt hơn nhiều so với Hà thủ ô trắng.
Cụ thể công dụng của Hà thủ ô đỏ được kể đến như:
- Hà thủ ô đỏ giúp làm chống bạc tóc, làm đen tóc tự nhiên hiệu quả cao.
- Hỗ trợ và điều trị bệnh suy nhược thần kinh
- Sử dụng hà thủ ô đỏ giúp bổ máu
- Hà thủ ô đỏ có công dụng nhuận tràng, điều trị táo bón, bệnh đi ngoài ra máu
- Sử dụng hà thủ ô đỏ thường xuyên giúp kéo dài tuổi thọ. Thực tế đã chứng minh, nhờ sử dụng dược liệu quý hiếm này mà gia đình nhà ông Hà Thủ Ô có tuổi thọ trung bình trên 100 tuổi
Điểm khác nhau giữa Hà thủ ô đỏ và Hà thủ ô trắng
Gọi là Hà thủ ô trắng và Hà thủ ô đỏ, mọi người sợ nhầm lẫn hai vị này với nhau nhưng thực tế hình ảnh nhận dạng của chúng khác nhau và dễ nhận biết. Cụ thể:
- Rõ nhất là ở củ Hà thủ ô
- Màu sắc: Củ Hà thủ ô trắng có vỏ ngoài màu trắng xám, ruột bên trong màu trắng. Củ Hà thủ ô đỏ cỏ vỏ ngoài màu nâu đỏ, ruột bên trong có màu đỏ hồng, có lõi màu trắng.
- Hình dạng: Củ Hà thủ ô trắng thuôn dài giống củ sắn đồng nai, trong khi củ Hà thủ ô đỏ lại ngắn và mập hơn giống củ khoai lang, có nhiều chỗ lồi lõm.
- Miếng lát- mặt cắt ngang: Hà thủ ô đỏ có lớp vỏ ngoài bần màu nâu sậm, lớp bên trong màu nâu hồng có nhiều bột, ở giữa một số phiến có lõi gỗ to, một số phiến không có lõi tùy theo vị trí cắt, còn Củ hà thủ ô trắng khô chắc, thịt trắng, nhiều bột.
- Ở dạng bột: Bột Hà thủ ô đỏ có màu nâu hồng đặc trưng, không mùi, vị đắng chát. Còn bột Hà thủ ô trắng có màu trắng.
- Về cây thì 2 cây này cũng khác nhau hoàn toàn, không hề có điểm chung:
- Thân: Hà thủ ô đỏ thân mềm dạng dây leo quấn với nhau. Hà thủ ô trắng thì vỏ thân màu nâu đỏ, có nhiều lông mịn, toàn cây có nhựa mủ màu trắng như sữa.
- Lá: Hà thủ ô đỏ có lá hình tim, đầu nhọn. Còn Hà thủ ô trắng lại có lá mọc đối, phiến lá nguyên, hình bầu dục, chóp lá nhọn, gốc lá tròn.
- Quả: Hà thủ ô đỏ có quả 3 cạnh, khô, không tự mở. Còn quả Hà thủ ô trắng gồm 2 đại xếp ngang ra hai bên trông như đôi sừng bò.
Tham khảo thêm:
- Long não và những kiến thức cơ bản bạn nên quan tâm
- Cây lộc vừng có mấy loại? Kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây
Cách nhận biết Hà thủ ô đỏ- Phân biệt Hà thủ ô giả
Theo phân tích trên thì Hà thủ ô trắng và Hà thủ ô đỏ rất dễ để phân biệt, nhưng trên thị trường có những sản phẩm Hà thủ ô giả, rốt cuộc sản phẩm giả này mọi người hay nhầm lẫn với gì? Theo thông tin từ dư luận thì lâu nay người ta dùng củ nâu để là giả Hà thủ ô vì hình dáng và màu sắc khi tán bột có phần hao hao củ Hà thủ ô đỏ.
- Củ Hà thủ ô đỏ có dạng gần giống củ khoai lang với mặt ngoài màu nâu đỏ có nhiều chỗ lồi lõm, thể chất cứng chắc, rất khó bẻ. Mặt cắt ngang có lớp vỏ bần màu nâu sậm, lớp bên trong màu hồng có nhiều bột, ở giữa thường có lõi gỗ cứng.
- Phiến củ nâu thường được cắt dày khoảng 1 đến 3 mm, màu nâu hồng hay nâu tím. Cũng có thể gặp loại phiến hình hơi tròn hay bầu dục, thường cong queo, lớp bề ngoài hơi sần sùi hay có xơ gai nhỏ bị cắt ngang hay dọc, phân bổ đều khắp bề mặt phiến. Thể chất cứng, khó bẻ, vị rất chát, chua và se, tính bình, không độc.
Nếu dùng củ nâu nhiều sẽ có thể gây táo bón, nhầm lẫn củ nâu với Hà thủ ô đỏ rất nguy hiểm vì công dụng của hai loại này là hoàn toàn khác nhau. Củ nâu cũng có tác dụng trong thanh nhiệt, sát trùng, cầm máu, hoạt huyết, cầm tiêu chảy. Tuy nhiên, hoạt chất tanin có nhiều trong củ nâu có thể gây táo bón, dùng lâu ngày sẽ gây tích tụ chất độc trong cơ thể và hại gan, thận, dân gian chỉ thường dùng nhuộm vải chứ không làm thuốc.
Hà thủ ô chế biến và Hà thủ ô nguyên bản
Cũng có người hỏi rằng em có đọc thông tin rằng Hà thủ ô trắng là Hà thủ ô chưa chế biến, Hà thủ ô đỏ là Hà thủ ô đã chế biến cùng đỗ đen. Thế thực hư như nào?
Hà thủ ô đỏ và Hà thủ ô trắng là hai loại cây khác hẳn nhau. Hai khái niệm này cũng không liên quan đến Hà thủ ô chế biến và Hà thủ ô nguyên bản. Đông y Phú vân cũng nói thêm về Hà thủ ô chế biến và nguyên bản để các bạn nắm rõ hơn.
Hà thủ ô nguyên bản – là Hà thủ ô chưa qua chế biến gọi là Polygonum Multiflorum Radix.
Hà thủ ô chế biến – Polygonum Multiflorum Radix Preparata .Gọi là Hà thủ ô chế là cần sơ chế Hà thủ ô để loại bỏ các độc tố của nó loại bỏ một số độc tố và gluten, đồng thời cũng làm tăng tác dụng của Hà thủ ô.
- Trong Y học cổ truyền Trung Quốc. Hà thủ ô được chế biến qua với nước đậu đen và rượu vang.
- Còn Y học cổ truyền Việt nam có cách chế biến Hà thủ ô với nước vo gạo và đậu đen.
Trên là chi tiết về Hà thủ ô có mấy loại và cách nhận biết Hà thủ ô trắng và Hà thủ ô đỏ, cũng như phân biệt với củ nâu – loại làm giả Hà thủ ô. Hi vọng thông tin trên giúp bạn biết rõ hơn về Hà thủ ô và mua đúng loại.