Cây công nghiệp - Nguyên liệu quý giá để tạo ra sản phẩm tốt
  • Trang chủ
  • Cây cảnh
  • Chăm sóc cây
  • Kỹ thuật trồng cây
  • Cây công nghiệp
  • Tin tức
  • Trang chủ
  • Cây cảnh
  • Chăm sóc cây
  • Kỹ thuật trồng cây
  • Cây công nghiệp
  • Tin tức
No Result
View All Result
Cây công nghiệp - Nguyên liệu quý giá để tạo ra sản phẩm tốt
Home Tin tức

Khoai mì – Loài cây gắn liền cùng những năm tháng lịch sử

admin by admin
19 Tháng mười một, 2022
in Tin tức
0
Loài cây gắn liền cùng những năm tháng lịch sử

Loài cây gắn liền cùng những năm tháng lịch sử

0
SHARES
85
VIEWS

Khoai mì là loài cây được sử dụng vô cùng phổ biến ở Việt Nam, đặc biệt là trong thời kỳ chiến tranh, khi ấy đất nước chìm đắm trong bể khổ, không có lúa gạo để ăn nên người dân đã dùng nó để thay thế. Chính bởi vậy, đến hiện tại, cứ mỗi lần nhắc lại là ông bà, cha mẹ chúng ta luôn hồi tưởng tới loài cây này.

Sự xuất hiện của khoai mì tại nước ta

Theo một số tài liệu được ghi chép lại, cách đây khoảng hơn 2000 năm, cây khoai mì bắt đầu được phát hiện ra ở các vùng nhiệt đới, đặc biệt là khu vực châu Mỹ với các quốc gia như Mexico, Brazil… và một số vùng lân cận. Đến cuối thế kỷ thứ 19, nó mới được đem đi trồng rộng rãi ở các khu vực thuộc địa phận châu Á như: Trung Quốc, Mianma,…..

Tại Việt Nam, nó cũng xuất hiện khá lâu đời tại các tỉnh miền núi, Tây Nguyên, Bắc Bộ và khu vực đồng bằng, châu thổ,.… Nó là loài cây sinh trưởng cực kỳ nhanh, thường bắt đầu đơm hoa kết trái ở những cây từ 1 năm tuổi trở lên, có khả năng tự thụ phấn hoặc nhờ vào côn trùng, có thể tái sinh mạnh mẽ, đồng thời hút các chất dinh dưỡng tự nhiên rất khỏe.

Sự xuất hiện của khoai mì tại nước ta
Cây khoai mì thường phát triển nhanh và cho năng suất lớn

Cây mọc thành bụi, phân tách thành nhiều cành nhánh, chiều cao trung bình khoảng 3m. Rễ ngang phát triển đến khi phình to thành củ, tích tụ một lượng lớn tinh bột và có thể đạt độ dài lên tới 60 cm. Vỏ rễ dày, có màu vàng hơi ngả sang nâu ở lớp vỏ tróc, màu hồng tím ở chính giữa. 

Cụm hoa chòi ra từ kẽ lá, gần phía đỉnh ngọn, thường kết thành chùm hoặc chùy, gồm những loại hoa đơn tính cùng gốc. Hoa đực trổ ra nhiều, có đài hợp tận 5 răng, nhị xếp thành 2 vòng tròn ngay ngắn. Hoa cái thường đơn độc, riêng lẻ và có đài giống hoa đực. Quả nang hình giống y như trái trứng, có tất cả 3 mảnh, đồng thời có thêm đài và có cánh. 

Phân loại các giống khoai mì cụ thể

Khoai mì hiện nay có rất nhiều loại nhưng khi xét về ý nghĩa kinh tế và tính chất công nghệ trong chế biến, sản xuất thì người ta chia nó ra thành hai loại cơ bản là ngọt và đắng. Khoai mì đắng có tên gọi khác là sắn dù, cây tương đối lùn nhưng lại cho năng suất cực kỳ cao, củ trông rất nạc, chứa nhiều tinh bột đồng hàm lượng độc tố cũng khá cao. 

Loại này thường không được dùng làm thức ăn tươi mà sẽ sử dụng để phục vụ cho quá trình sản xuất tinh bột hay sắn lát. Nó mang lại hiệu quả kinh tế vô cùng tốt nhưng đòi hỏi chủ doanh nghiệp, nhà máy phải bỏ ra vốn đầu tư lớn do muốn tác dọc báo thì phải cần đến quy trình công nghệ phức tạp.

Khoai mì ngọt bao gồm một số giống phổ biến như: sắn đỏ, sắn vàng, sắn trắng,…, hàm lượng độc tố của nó thấp nên các bạn có thể dùng để làm đồ ăn, thức uống. Tuy nhiên, khi so sánh với khoai đắng thì mức độ tinh bột chứa bên trong nó thấp hơn đáng kể.

Mật độ cây khoai mì phân bố trên thế giới

Theo thống kê thì cây sắn hiện nay đang được trồng phổ biến ở 90 nước trên thế giới với đa dạng chủng loại khác nhau. Còn tại Việt Nam tuy số lượng không còn nhiều như ngày trước nhưng người dân ven đồi, ven núi vẫn trồng trọt để lấy nguồn thức ăn chăm bẵm cho đàn gia súc.

Kỹ thuật trồng và chăm bón cây đảm bảo tính khoa học

Dù khoai mì đã và đang được trồng rộng rãi trên khắp đất nước Việt Nam nhưng chưa chắc trước nay mọi người đều thực hiện theo đúng quy trình kỹ thuật. Vì vậy dưới đây chúng tôi xin giới thiệu tới các bạn quy trình trồng và chăm bón cây sắn một cách chi tiết nhất để giúp các bạn có thể tự trang bị cho mình nguồn kiến thức cần thiết, khiến mùa màng ngày càng bội thu.

Chuẩn bị sẵn đất trước khi trồng khoai mì

Chuẩn bị sẵn đất trước khi trồng khoai mì
Đất trồng rất quan trọng với quá trình phát triển của khoai mì

Trong sản xuất, cây sắn thường được người dân trồng linh động trên nhiều loại đất khác nhau như: đất luân – xen canh cùng các loại cây công nghiệp, cây lương thực, hoặc đất rừng mới khai thác và đất hoang. Vì để có đủ không gian hình thành và phát triển từ rễ thành củ, nên cây sắn cần được trồng dưới nền đất thông thoáng, tơi xốp và khó bị ngập úng. Do vậy, người trồng phải chuẩn bị kỹ đất trước khi đi vào canh tác.

Lựa chọn giống sắn đảm bảo chất lượng

Giống khoai mì đang được người dân trồng trên diện rộng hoặc sản xuất đại trà được lấy trực tiếp từ những ruộng nhân giống riêng biệt hoặc những khu ruộng sản xuất tốt, tuổi của cây sắn đạt tối thiểu từ 8 tháng trở lên. Cây sắn giống phải đảm bảo thật khỏe mạnh, không nhặt mắt cũng như bị nhiễm sâu bệnh, khi chuẩn bị giống, các bạn nên chú ý loại bỏ đi những cây giống không có nhựa mủ.

Thời vụ thích hợp để trồng khoai mì

Thời vụ được cho là thích hợp nhất để trồng khoai mì ở vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên là vào khoảng đầu mùa mưa hoặc vụ Thu – Đông. Mọi người tốt nhất nên tranh thủ trồng sớm khi đất canh tác đã tích tụ đủ độ ẩm, không nên trồng vào thời điểm trời đổ mưa hoặc quá khô hạn để tránh làm giảm khả năng lên mầm của cây.

Cách chăm bón hợp lý giúp cây phát triển khỏe mạnh

Cách chăm bón hợp lý giúp cây phát triển khỏe mạnh
Phải có chế độ chăm sóc hợp lý thì sắn mới phát triển tốt

Khoảng 20 ngày kể từ khi bắt đầu trồng khoai mì, các bạn nên tưới nước mỗi ngày một lần cho cây. Sau đó, cứ đợi khoảng từ 5 – 7 ngày mới phải thực hiện tưới nước đợt tiếp theo. Bón thúc lần 1 bằng một số loại phân như: phân hữu cơ, phân bò, phân trâu, phân trùn quế,.… vào giai đoạn từ 25 – 30 ngày sau khi trồng và sau đó cứ canh tầm 30 ngày lại tiến hành bón 1 đợt. 

Công dụng thần kỳ mà cây khoai mì mang lại

Cây khoai mì có mặt từ rất lâu đời và gắn liền với nhân dân ta qua biết bao năm tháng lịch sử nên nó đã sớm được mọi người khai thác triệt để mọi công dụng. Dù bên trong nó vẫn tồn tại một hàm lượng độc tố nhất định nhưng nếu nắm được phương pháp điều chế thì sẽ giúp các bạn điều trị một số bệnh lý hiệu quả.

 Sắn cung cấp một nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể

Khi đặt lên bàn cân so sánh thì các bạn sẽ dễ dàng thấy được một điều rằng lượng calo mà khoai mì cung cấp cao hơn hẳn các loại rau củ khác cùng trọng lượng như củ cải, khoai lang, khoai tây,…. Đây cũng được xem là một loại cây trồng cực kỳ quan trọng, cung cấp nguồn lương thực dồi dào cho các nước đang và chậm phát triển. 

Tuy nhiên, hàm lượng calo cao đó cũng là một trong các nguyên nhân sâu xa dẫn đến việc làm tăng nguy mắc các bệnh liên quan tới tim mạch, huyết áp, đái tháo đường,… Chính vì vậy, những đối tượng đang nằm trong trường hợp trên hoặc có nhu cầu giảm cân thì nên kiểm soát chế độ ăn khoai mì sao cho nó thật vừa phải và chia thành từng khẩu phần nhỏ phù hợp.

Sắn giúp ngừa lão hóa và tăng cường sức đề kháng

Sắn giúp ngừa lão hóa và tăng cường sức đề kháng
Sắn giúp hỗ trợ tích cực trong việc ngăn ngừa lão hóa

Do có hàm lượng các chất chống oxy hóa có trong khoai mì tương đối cao. Đặc biệt là vitamin C, giúp sản sinh ra collagen, mô liên kết, cũng như làm tăng độ đàn hồi cho da. Ngoài ra, hoạt chất này còn hình thành lên lớp hàng rào bảo vệ cơ thể, tăng cường đề kháng cùng sức miễn dịch của cơ thể với các yếu tố bất lợi từ môi trường bên ngoài.

Khoai mì hỗ trợ quá trình tiêu hóa và giảm táo bón

Theo thông tin từ các cuộc nghiên cứu, khoai mì thuộc loại thực phẩm chứa hàm lượng tinh bột và chất xơ cực kỳ cao. Loại tinh bột này cũng có đặc tính chẳng khác là mấy so với chất xơ hòa tan, không chỉ làm tăng số lượng lợi khuẩn trong đường ruột mà còn hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, giảm viêm, tiêu sưng.

Ngoài ra, thực phẩm giàu chất xơ không hòa tan sẽ giúp các bạn nhanh thấy no và thời gian no sẽ kéo dài lâu hơn, giảm đáng kể cảm giác thèm ăn, đồng thời ngăn ngừa hiệu quả bệnh táo bón. Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, lượng tinh bột có trong khoai mì sống thường sẽ cao hơn lúc đã nấu chín.

Hướng dẫn sơ chế và sử dụng khoai mì đúng cách

Tất cả các bộ phận trên cây sắn đều mang lại giá trị to lớn cho sức khỏe của con người, nhưng trong thành phần cấu tạo của nó vẫn tồn tại một hàm lượng độc tố nhất định. Nếu các bạn không có kỹ thuật sơ chế và sử dụng chuẩn xác thì sẽ rất dễ dẫn đến trường hợp gặp phải những tác dụng phụ không như mong muốn.

Cách sử dụng cây sắn đúng đắn

Tùy thuộc vào mục đích mà các bạn có thể chế biến khoai mì thành các sản phẩm khác nhau. Nhưng nếu muốn công đoạn chế biến này được thuận lợi và dễ dàng thì các bạn cần nắm rõ tác dụng của từng bộ phận trên cây.

  • Rễ củ: Làm thực phẩm tươi sống, nguyên liệu phục vụ cho việc sản xuất glucose, dextrin, cồn, mạch nha,.… hoặc chế biến thành thức ăn chăn nuôi gia súc. Các bạn có thể dùng các phương pháp làm chín thực phẩm như: hấp, luộc, nướng, nghiền thành bột, nấu chè, …
  • Thân: Được sử dụng để nhân giống, ủ nấm, làm củi đun hoặc nguyên liệu quan trọng trong ngành công nghiệp xenlulozo.
  • Lá: Chứa hàm lượng đạm cao và bổ dưỡng, có thể đem đi ủ chua hoặc phơi khô để làm bột lá, phục vụ cho việc chăn nuôi heo, bò, gà, tằm, cá…

Cách sơ chế giúp loại bỏ hàm lượng độc tố trong khoai mì

Cách sơ chế giúp loại bỏ hàm lượng độc tố trong khoai mì
Cần sơ chế khoai mì đúng cách để loại bỏ hết độc tố

Khi thực hiện sơ chế, các bạn tuyệt đối không nên gọt hết vỏ, cắt nhỏ rồi đem nấu chín, bởi nó sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng nghiêm trọng. Ngoài ra, các dạng thực phẩm chế biến từ khoai mì như: bột năng, trân châu, bột cà ri,… sẽ không cung cấp bất kỳ cái gì ngoài calo và một ít khoáng chất.

Đầu tiên, các bạn hãy tiến hành gọt vỏ, cắt bỏ phần đầu và phần đuôi của khoai mì. Sau đó, ngâm nguyên liệu trong nước qua một đêm hoặc áng chừng khoảng 48 tiếng trước khi chế biến. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp chế biến nhưng tốt nhất các bạn vẫn nên luộc khoai sao cho nó chín thật kỹ. 

Đồng thời trong quá trình nấu nên mở nắp để chất độc có thể bay hơi ra bên ngoài, rồi chắt bỏ phần nước luộc còn sót lại đi. Nên ăn khoai mì cùng với các loại thực phẩm chứa protein như trứng, sữa, hạt… sẽ hỗ trợ loại bỏ độc tố của khoai hiệu quả.

Kết luận

Khoai mì mang đến nhiều giá trị quý báu cho cuộc sống con người, không chỉ được dùng để chế biến ra các món ăn ngon mà còn được sử dụng để làm thuốc chữa trị hiệu quả cho một số căn bệnh mà mọi người thường gặp phải.

Previous Post

Cây trầm hương và những giá trị không phải ai cũng biết

Next Post

Cam thảo – Dược liệu quý để chữa bệnh với vị ngọt đặc trưng

admin

admin

Next Post
Dược liệu quý để chữa bệnh với vị ngọt đặc trưng

Cam thảo - Dược liệu quý để chữa bệnh với vị ngọt đặc trưng

Bài viết nhất

Cách trang trí món Chôm Chôm Thái để thêm hấp dẫn

Hướng dẫn cách nấu món ngon Chôm Chôm Thái đúng vị

by admin
10 Tháng 3, 2023
0

Chôm Chôm Thái là một trong những món ăn quen thuộc của người Việt. Nó được làm từ các nguyên...

Các bước cơ bản để trồng chôm chôm hiệu quả

Kỹ thuật Trồng Chôm Chôm Hiệu Quả: Các Bước Để Thành Công

by admin
19 Tháng 7, 2024
0

Hướng dẫn Kỹ thuật Trồng Chôm Chôm Hiệu Quả là một bài viết hữu ích giúp bạn có thể trồng...

Cách chọn nguyên liệu tốt nhất để làm Chôm Chôm Nước Đường

Hướng dẫn cách làm Chôm Chôm Nước Đường tốt và ngon nhất

by admin
10 Tháng 3, 2023
0

Món ăn ngon và dễ làm của người Việt là Chôm Chôm Nước Đường. Hãy tham khảo hướng dẫn cách...

Tìm hiểu các loại chôm chôm và giá cả phù hợp

Giá Các Loại Chôm Chôm tốt nhất: Tìm hiểu các loại chôm chôm 

by admin
10 Tháng 3, 2023
0

Hai điều quan trọng nhất khi mua chôm chôm là tìm hiểu về các loại chôm chôm và giá cả...

logo-caycongnghiep

Cây công nghiệp là nguồn tài nguyên, là nguyên liệu để ngành công nghiệp phát triển. Vậy cây công nghiệp có bao nhiêu loại? Tìm hiểu tại caycongnghiep.net nhé!

2022 Copyright of https://caycongnghiep.net/ DMCA.com Protection Status
  • Trang chủ
  • Cây cảnh
  • Chăm sóc cây
  • Kỹ thuật trồng cây
  • Cây công nghiệp
  • Tin tức