Cây công nghiệp - Nguyên liệu quý giá để tạo ra sản phẩm tốt
  • Trang chủ
  • Cây cảnh
  • Chăm sóc cây
  • Kỹ thuật trồng cây
  • Cây công nghiệp
  • Tin tức
  • Trang chủ
  • Cây cảnh
  • Chăm sóc cây
  • Kỹ thuật trồng cây
  • Cây công nghiệp
  • Tin tức
No Result
View All Result
Cây công nghiệp - Nguyên liệu quý giá để tạo ra sản phẩm tốt
Home Cây cảnh

Cây đinh lăng trồng trong nhà được không? Cách chăm sóc?

admin by admin
14 Tháng 12, 2022
in Cây cảnh
0
Tìm hiểu về cây đinh lăng

Tìm hiểu về cây đinh lăng

0
SHARES
123
VIEWS

Từ trước đến nay, đinh lăng là cây xanh phổ biến trong các gia đình Việt và nổi tiếng là “nhân sâm của người nghèo“, nhờ vào nhiều công dụng trong chữ bệnh với chi phí rẻ. Vậy cây đinh lăng trồng trong nhà được không? Cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết!

Tìm hiểu về cây đinh lăng

Cây đinh lăng có tên khoa học là Polyscias fruticosa L. Harms, thuộc họ Ngũ gia bì – Araliaceae; nhóm cây gỗ nhỏ, cao 0,8 – 1,5 mét, không lông, không gai, lá kép 3 lần lông chim, dài 20 – 40 cm. Cây được trồng phổ biến để làm gia vị, làm cây cảnh và làm thuốc.

Nhờ vào công dụng tuyệt vời của mình mà trước đó danh y Hải Thượng Lãn Ông từng gọi cây đinh lăng là cây sâm của người nghèo. Bởi trong dân gian cây đinh lăng rất dễ tìm, rẻ tiền lại có rất nhiều tác dụng trị bệnh hiệu quả.

Tìm hiểu về cây đinh lăng
Tìm hiểu về cây đinh lăng

Có nên trồng cây đinh lăng trong nhà hay không?

Với thắc mắc Có nên trồng cây đinh lăng trong nhà không thì câu trả lời là Có. Bởi cây đinh lăng mang nhiều tác dụng về mặt thẩm mỹ, sức khỏe và phong thủy cho ngôi nhà gia chủ.

Về mặt thẩm mỹ:

Hiện nay có rất nhiều chậu đinh lăng được tạo dáng bonsai, cây được uốn với hình dáng đẹp mắt. Khi bày trí trong phòng khách sẽ khiến không gian thêm tươi mới, đẹp mắt và sang trọng hơn.

Về mặt sức khỏe:

Trồng 1 – 2 cây đinh lăng cảnh trong nhà hoặc trong vườn sẽ mang rất nhiều tiện ích về mặt sức khỏe, ẩm thực, cụ thể:

  • Bạn có thể lấy lá đinh lăng để làm rau ăn kèm với món gỏi cá hoặc cho thêm vài cọng lá đinh lăng khi gói nem. Ngoài ra lá đinh lăng cũng được dùng nhiều để kho cá, kho thịt – là loại gia vị không thể thiếu trong gian bếp.
  • Lấy lá đinh lăng tươi hãm nước uống, đảm bảo giữ nguyên được lượng chất cần thiết, bồi bổ cơ thể. Dùng đinh lăng phòng và điều trị các bệnh suy giảm trí nhớ, căng thẳng suy nhược thần kinh hay những người thiểu năng tuần hoàn não, tiền đình với các chứng hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ có tác dụng rất tốt.
  • Những bệnh như đau lưng mỏi gối, đau khớp, thấp khớp của người già nếu kiên trì uống nước thân cây đinh lăng sắc với một vài loại thuốc bắc theo đơn của thầy thuốc cũng sẽ nhanh chóng được cải thiện.
  • Với các bệnh ngoài da như nổi mề đay, mẩn ngứa do dị ứng dùng lá đinh lăng khô 80g, đổ 500ml nước sắc còn 250ml chia làm 2 lần uống trong ngày sẽ nhanh chóng hết nổi mẩn.
  • Khi bạn bị thương ngoài da mà nhà có sẵn cây đinh lăng, có thể nhai hoặc giã nát lá đinh lăng rồi đắp ngay lên vết thương làm dịu đau và nhanh liền. Chắc cũng bởi nhiều tác dụng tuyệt vời trên mà đinh lăng được coi là “nhân sâm của người nghèo”, đây là loại cây rất nên trồng trong nhà, trước nhà của mỗi gia đình.
Có nên trồng cây đinh lăng trong nhà hay không?
Có nên trồng cây đinh lăng trong nhà hay không?

Về mặt phong thủy:

Cây đinh lăng được biết đến với ý nghĩa có thể ngăn chặn khí xấu xông vào nhà, từ đó trấn giữ nguồn năng lượng tốt, giúp tài khí dễ tích tụ, không bị tiêu tán, được coi như “thần giữ của” cho chủ nhà. Đây xứng đáng là một trong những loài cây nên có trong nhà, vườn nhà để dẫn dụ tài lộc.

Nhìn chung bạn hoàn toàn có thể trồng cây đinh lăng trong nhà, tuy nhiên chỉ cần lưu ý 1 chút là cây đinh lăng ưa nắng, do vậy nếu đặt trong phòng khách thì bạn nên đặt ở cạnh cửa sổ để cây có thể phát triển tốt. Còn nếu được thì tốt nhất nên đặt chậu cây đinh lăng ngoài ban công, ngoài hiên nhà, vườn… vừa làm đẹp ngôi nhà, vừa giúp cây có điều kiện sinh trưởng tốt, xanh mát quanh năm.

Trường hợp bạn đặt cây đinh lăng trong phòng ngủ thì cần chú ý chỉ chọn những cây nhỏ, đặt cạnh cửa sổ. Vào ban đêm trước khi đi ngủ, bạn nên đặt chậu cây ra ngoài hiên hoặc mở cửa sổ ra bởi ban đêm cây sẽ hấp thụ khí oxy, sẽ khiến người trong phòng cảm thấy dễ ngột ngạt và khó chịu.

Tham khảo thêm:

  • Ô liu – Một loài cây thần dược mà thiên nhiên ban tặng
  • Cây sài đất – công dụng hữu ích và vài lưu ý khi sử dụng

Quy trình trồng và chăm sóc cây đinh lăng

Quy trình trồng và chăm sóc cây đinh lăng
Quy trình trồng và chăm sóc cây đinh lăng

Chậu trồng:

Tại các nhà chung cư, ban công, tầng thượng nên chọn những chậu có kích thước khoảng cao 40 cm, đường kính 35-40 cm, nếu sau này cây lớn thì có thể sang chậu lớn hơn là thích hợp nhất cho sự phát triển của cây.

Nên chọn chậu làm từ sành để giữ bộ rễ cây đinh lăng phát triển tốt, đáy chậu có lỗ thoát nước tránh tình trạng mùa mưa nước đọng lại khiến cây bị úng nước.

Đất trồng:

Cây đinh lăng phát triển tốt trên hỗn hợp đất tự phiên hay đất phù sa, phân hữu cơ hoai mục cùng với trấu hoặc bạn có thể mua đất tại các cửa hàng cây trồng đóng bao sẵn.

Nước tưới:

Khi trồng cây đinh lăng trong nhà, hàng ngày dùng nước vo gạo hoặc nước sạch tưới cho cây tuy nhiên vào mùa mưa lượng ẩm nhiều không tưới quá nhiều nước.  Trước khi tưới nên xem độ ẩm của đất để từ đó điều chỉnh lượng nước tưới  phù hợp cho cây.

Ánh sáng:

Cây đinh lăng phát tốt nhất là được đặt tại nơi có nhiều ánh sáng mặt trời nên vị trí như ban công, sân thượng tại các tòa nhà chung cư là nơi tốt nhất đặt chậu cây. Tuy nhiên, vào mùa nắng nóng tránh đặt các chậu cây đinh lăng bên cạnh các cục nóng điều hòa, nơi chiếu nhiều ánh nắng trong ngày tránh cây bị sốc nhiệt dẫn đến chậm phát triển thậm chí có thể bị chết.

Bón phân:

Cây đinh lăng không cần quá nhiều phân bón nên chỉ bón phân trùn quế vào gốc một lớp 2-3 cm khi thấy rễ cây con mọc nhô lên trên, hay hai tháng bón phân một lần, không cần dùng phân hóa học bón cho cây là đủ.

Phòng trừ sâu bệnh hại cây đinh lăng

Do cây đinh lăng ít khi bị sâu bệnh tấn công nếu phát hiện cây có sâu ăn lá dùng tay để bắt sâu không nên xịt các loại thuốc lá học để trị sâu tấn công.

Một số rệp sáp tấn công thân đinh lăng nhằm hút các dưỡng chất của cây khiến cây chậm lớn, còi cọc lúc này bạn dùng các thuốc xịt côn trùng, rệp ráp vào thân cây.

Nhân giống cây đinh lăng

Việc nhân giống cây đinh lăng vô cùng đơn giản bởi có thể trồng bằng cách giâm cành. Nên chọn có thân nhánh kích thước khoảng 1,5 – 2cm, cắt nhánh thân thành từng đoạn ngắn ( hom giống) khoảng 18-20 cm bằng dao bén.

Tỉa bới lá để hạn chế thoát nước, có thể kích thích rễ nhanh phát triển bằng cách chấm gốc hom giống vào thuốc kích thích ra rễ như Atonik, NAA, N3M, Root…

Tiếp theo , ghim hom giống sâu 5-7 cm nghiêng góc 30 độ vào khay hay chậu có lớp đất hay giá thể tơi xốp dầy khoảng 15-18 cm, dùng 4 ngón tay ấn xung quanh gốc ghim giúp cố định.

Hàng ngày tưới nước xung quanh gốc hom giống, không tưới quá nhiều nước. Đặt hom giống sau khi giâm cành vào nơi thoáng râm mát hay dưới lưới lan

Sau thời gian 25-30 ngày thì lá non bắt đầu nhú ra là hom giống đã ra rễ, khi thấy ra nhiều lá mới dài được 10 cm thì nhổ đem ra trồng trong chậu ( thời gian 50-60 ngày sau khi giâm cành).

Tham khảo thêm:

  • [Giải đáp] Cây đinh lăng ngâm rượu có tác dụng gì?
  • Cây đinh lăng phong thủy – Thần dược chữa bách bệnh
  • Lý giải thắc mắc: Cây đinh lăng ra hoa có tốt không?

Vậy cây đinh lăng trồng trong nhà được không? Trồng cây đinh lăng trong nhà không chỉ giúp tạo không gian xanh, là còn làm gia vị, trị một số bệnh và mang đến ý nghĩa phong thủy tốt. 

Previous Post

Lý giải thắc mắc: Cây đinh lăng ra hoa có tốt không?

Next Post

Có mấy loại đinh lăng? Cách phân biệt đinh lăng lá nhỏ, lá to

admin

admin

Next Post
Đinh lăng lá to (đinh lăng tẻ)

Có mấy loại đinh lăng? Cách phân biệt đinh lăng lá nhỏ, lá to

Bài viết nhất

Cách trang trí món Chôm Chôm Thái để thêm hấp dẫn

Hướng dẫn cách nấu món ngon Chôm Chôm Thái đúng vị

by admin
10 Tháng 3, 2023
0

Chôm Chôm Thái là một trong những món ăn quen thuộc của người Việt. Nó được làm từ các nguyên...

Các bước cơ bản để trồng chôm chôm hiệu quả

Kỹ thuật Trồng Chôm Chôm Hiệu Quả: Các Bước Để Thành Công

by admin
19 Tháng 7, 2024
0

Hướng dẫn Kỹ thuật Trồng Chôm Chôm Hiệu Quả là một bài viết hữu ích giúp bạn có thể trồng...

Cách chọn nguyên liệu tốt nhất để làm Chôm Chôm Nước Đường

Hướng dẫn cách làm Chôm Chôm Nước Đường tốt và ngon nhất

by admin
10 Tháng 3, 2023
0

Món ăn ngon và dễ làm của người Việt là Chôm Chôm Nước Đường. Hãy tham khảo hướng dẫn cách...

Tìm hiểu các loại chôm chôm và giá cả phù hợp

Giá Các Loại Chôm Chôm tốt nhất: Tìm hiểu các loại chôm chôm 

by admin
10 Tháng 3, 2023
0

Hai điều quan trọng nhất khi mua chôm chôm là tìm hiểu về các loại chôm chôm và giá cả...

logo-caycongnghiep

Cây công nghiệp là nguồn tài nguyên, là nguyên liệu để ngành công nghiệp phát triển. Vậy cây công nghiệp có bao nhiêu loại? Tìm hiểu tại caycongnghiep.net nhé!

2022 Copyright of https://caycongnghiep.net/ DMCA.com Protection Status
  • Trang chủ
  • Cây cảnh
  • Chăm sóc cây
  • Kỹ thuật trồng cây
  • Cây công nghiệp
  • Tin tức