Cây Ô liu được mọi người biết đến thông qua loại dầu tuyệt vời thế nhưng loài cây này không chỉ cho dầu mà còn có nhiều công dụng khác. Bài viết này sẽ giúp ta hiểu rõ hơn về nguồn gốc cũng như chi tiết công dụng của.
Nguồn gốc và xuất thân của Ô liu
Cây Ô liu là một loại thuộc họ Oleaceae. Có nguồn gốc tại vùng duyên hải khu vực Địa Trung Hải, đến Iran ven bờ nam của biển Caspi. Đây là một loại cây được biết đến với khả năng cho quả để tạo ra dầu cực kỳ tốt cho sức khỏe, trái cây này cũng chính là nông phẩm cực kỳ giá trị tại nơi đây.
Hiện nay cây Ô liu đã được trồng rộng rãi trên khắp thế giới như Hoa Kỳ, Úc, Trung Quốc,…. Nước ta hiện nay cũng đã có mô hình trồng thử nghiệm nhưng vẫn chưa đủ khả năng để nhân rộng ra toàn quốc.
Tổng quan đặc điểm của Ô liu
Cây Ô liu là một loài cây thân gỗ, chúng thường cao từ 10-25m và có tuổi thọ cực kỳ lâu lên tới hàng trăm năm. Hoa của cây sẽ là dạng cánh rời, khá nhỏ và có màu trắng xanh. Lá sẽ có hình bầu dục, phần mặt lá bóng và có màu xanh thẫm. Quả khi còn non sẽ có màu xanh, khi chín sẽ có màu xanh đen.
Sau khi trồng Ô liu sẽ cần khoảng 5-6 năm mới cho thu hoạch và cần có khí lạnh và khô để ra hoa kết trái. Về quả thì là một loại quả nhỏ, thường được thu hoạch để ép dầu khi đã chín hẳn và màu chuyển sang tím. Quả sẽ có màu sắc và hình dáng giống với nhiều loại quả cây bụi ở Việt Nam như trái nhót, trái nho, trái sim…
Cây Ô liu với hoa và quả đã được xuất hiện ở trong văn học từ xa xưa. Đây cũng chính là lý do đây là một loài cây đã được phát hiện từ rất lâu trước đây. Ví dụ như trong cuốn Odyssey của Homer đã có một đoạn miêu tả trừu tượng về loài cây này.
Đối với người Hy Lạp thì đã ghi chép lại những quan sát về chúng và cho rằng cây sẽ hiếm khi phát triển ở những nơi gần biển mà sẽ phát triển mạnh ở phần sườn núi lên trên. Trong thần thoại Hy Lạp đã xuất hiện một nhân vật anh hùng là Aristaeus với sự hiểu biết sâu rộng về chăn nuôi, cách làm pho mát, cách nuôi ong và cách trồng một loài cây lạ.
Kỹ thuật trồng cây Ô liu đạt năng suất cao
Cây oliu là một loài cây mang lại giá trị kinh tế và giá trị dinh dưỡng rất cao, thế nên rất nhiều người muốn trồng chúng để mang lại thu nhập. Thế nhưng không phải ai cũng biết cách để trồng chúng sao cho hiệu quả và đúng cách. Bây giờ ta sẽ tìm hiểu cách trồng chúng cho năng suất cao.
Tạo môi trường sống lý tưởng cho cây Ô liu
Để tạo cũng như tìm được môi trường sống lý tưởng cho cây thì trước tiên cần phải xác định vị trí trồng phù hợp. Cây có thể sẽ bị giết chết bởi sương giá, với nhiệt độ -6 độ C sẽ giết chết những nhánh nhỏ còn nếu nhiệt độ đạt -9 độ C sẽ giết chết cả cây.
Ngoài ra, dù cây có thể sống sót nhưng chất lượng quả sẽ giảm nhiều. Như vậy không nên chọn những nơi dễ bị giảm nhiệt độ để trồng. Cây Ô liu cần nhiệt độ lạnh để kết trái nhưng ở một nhiệt độ thích hợp đó là ở 7 độ C.
Đây cũng chính là lý do chúng thường được trồng ở những nơi có khí hậu khô lạnh và khó trồng ở vùng nhiệt đới có gió mùa ẩm và ấm áp. Đặc biệt, đất trồng phải có độ pH phù hợp, nếu pH cao thì dùng kim thông còn nếu pH thấp hãy sử dụng rêu Sphagnum.
Trồng ở nơi thoát nước tốt, có ánh sáng trực tiếp
Nên trồng cây Ô liu ở vùng sườn đồi, nơi có độ dốc nhẹ sẽ giải quyết được vấn đề thoát nước. Việc thoát nước tốt sẽ giúp cây đủ khô ráo để đơm hoa kết trái, tránh việc bị úng nước do nước mưa đọng lại gây chết cây.
Nên trồng ở nơi có ánh sáng mặt trời đầy đủ, ánh nắng chiếu trực tiếp vào cây, không bị che bởi cây khác là lý tưởng nhất. Lượng ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào cây ít nhất 6 tiếng mỗi ngày, không nên trồng ở những nơi mát mẻ, tránh ánh nắng.
Trồng cây Ô liu vào mùa nào?
Ta nên trồng cây con vào mùa xuân bởi khi mới trồng, cây Ô liu còn nhỏ sẽ dễ chết bởi sương giá. Như vậy tại mùa xuân khí hậu ấm áp, không có sương sẽ là thích hợp nhất. Đa phần những nông trại sẽ trồng vào tháng tư hoặc tháng năm là chủ yếu nhưng cũng còn tùy vào khu vực bạn trồng để tự điều chỉnh.
Sau khi trồng cây non ta nên sử dụng hệ thống tưới tiêu nhúng. Đồng thời đi kèm với tưới đó chính là dùng rơm hoặc các loại mùn khác như lucerne, đậu nành,… Những loại mùn sẽ cung cấp nitơ và các khoáng chất khác để nuôi cây tốt hơn.
Kỹ thuật tưới cây
Nếu dùng cách tưới nhỏ giọt ta nên tưới cây mỗi ngày trong mùa hè. Mỗi ngày chỉ nên tưới trong khoảng 1 tiếng đồng hồ. Ta có thể dùng vòi phun nước nhỏ để làm ướt phần mặt đất khoảng 2 feet là cây đã được tưới. Ngoài ra có thể dùng các vòi phun nước tự động lắp vào thân cây để giảm công sức chăm sóc.
Cách phòng trừ sâu bệnh
Bất kể là loài cây nào cũng chịu ảnh hưởng của sâu bệnh, cây Ô liu cũng vậy và đôi khi còn dễ bị tấn công hơn. Nếu muốn cây phát triển ổn định và năng suất thì phải sử dụng những biện pháp để diệt trừ sâu hại như phun thuốc diệt côn trùng. Thế nhưng liều lượng và cách phun để thuốc không ảnh hưởng tới sản phẩm thì phải nên hỏi những chuyên gia rõ ràng.
Bệnh vảy đen dù chủ yếu là gây hại cho cây đã mắc bệnh nhưng với những cây khỏe mạnh bình thường vẫn có thể bị nhiễm loại này. Nếu phát hiện cây mắc vảy đen ta sẽ sử dụng thuốc trừ sâu thích hợp và liều lượng đã được khuyên dùng từ những chuyên gia. Bệnh Verticillium héo sẽ làm cho lá và cành cây bị héo đi bất ngờ.
Mặc dù sẽ có một số giống được lai tạo để có kháng thể với căn bệnh này nhưng cho đến hiện tại vẫn chưa có cách để trị tận gốc căn bệnh này. Nếu cây xuất hiện bệnh này thì ta nên cắt bỏ những cành bị héo để tránh ảnh hưởng tới cây.
Cách bón phân cho cây Ô liu
Nếu để cây Ô liu phát triển tự nhiên vẫn sẽ cho thành phẩm nhưng nếu bón thêm một lượng phân nhẹ sẽ khiến cây đạt năng suất cao hơn và cho ra trái cũng chất lượng hơn. Cách bón phân với số lượng và vị trí bón đã có sẵn trên bao bì. Thông thường thì phân bón nhẹ sẽ được rắc lên trên đất và cây sẽ phát triển mạnh với tỷ lệ 10-10-10 hoặc 13-13-13.
Phương pháp thu hoạch
Người ta thường thu hoạch quả Ô liu vào tháng mười cho đến tháng 3 năm sau. Nếu thu hoạch sớm khi trái còn xanh sẽ tạo ra một loại dầu có mùi thơm hơn còn nếu thu hoach muộn khi trái đã chín mọng thì sẽ tạo ra dầu ngọt có hương giống hạnh nhân.
Quy trình thu hoạch rất đơn giản, chỉ cần trải bạt dưới gốc cây và rung cho trái rụng xuống là được. Những trang trại hiện đại sẽ sử dụng xe thu hoach chuyên dụng cho loài cây này.
Nếu muốn cho ra dầu chất lượng cao thì ngay khi thu hoạch trái cây sẽ được mang đến nhà máy và ép dầu ngay. Nếu trái bị dập sẽ tạo ra quá trình phân hủy và làm giảm chất lượng của dầu.
Cách chế biến Ô liu hiệu quả
Chế biến bằng phương pháp thủ công sẽ tạo ra loại dầu đắt tiền đi kèm với chất lượng cực kỳ cao. Để tạo ra loại dầu đắt tiền này thì đầu tiên quả sẽ được cho vào một cái cối lớn đề nghiền nhỏ, sau đó phần đã được nghiền nát sẽ được trải trên đĩa nong và xếp chồng lên nhau.
Những đĩa nong được làm từ xơ dừa còn hiện nay thường được làm bằng sợi tổng hợp để sử dụng bền hơn. Phần dầu sau khi dầu được lọc qua các lớp đĩa sẽ được tinh chế lại mới cho ra thành phẩm, mỗi cây Ô liu sẽ mang lại 3-5 lít dầu với 20kg quả.
Những món ăn ngon được làm từ Ô liu
Ngoài việc dùng để làm dầu thì người ta chế tạo ra những công thức đưa quả này vào những món ăn, ví dụ như:
- Ô liu muối: Một phương pháp chế biến loại quả này sao cho chúng vẫn giữ được hương vị đặc trưng cũng như là những chất dinh dưỡng có trong quả. Món này ta có thể ăn trực tiếp như một món ăn hoặc có thể cho vào salad vừa giúp giảm cân vừa làm đẹp da.
- Món gà nhồi Ô liu: Là một món cực kỳ ngon và bổ dưỡng, với phần quả đậm vị và ức gà thơm ngon.
Những công dụng, lợi ích của Ô liu
Cây Ô liu có thể sử dụng được hầu hết các thành phần của cây. Mỗi thành phần lại mang lại những công dụng riêng và những hương vị riêng. Đặc biệt về hương vị thì phần vỏ cây sẽ có vị đắng chát còn dầu và thịt quả sẽ không có mùi và vị nhạt.
Công dụng của dầu ép từ quả
Dầu từ cây Olive có thể giảm nguy cơ mắc ung thư vú ở phụ nữ. Không chỉ vậy, cây còn giảm nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm về tim mạch như đau tim, huyết áp cao, cholesterol cao.
Ngoài ra, chúng còn có tác dụng với người mắc bệnh tiểu đường đó là giảm nguy cơ mắc cũng như kiểm soát tốt lượng đường trong máu ở những người mắc tiểu đường. Ở Trung Quốc thì loại dầu này còn dùng để trị bỏng.
Công dụng của lá cây
Phần lá của cây Ô liu sẽ được dùng để hạ huyết áp, chống viêm, chữa thấp khớp, bảo vệ gan và chống lại bệnh tiểu đường. Người ta thường dùng lá để sắc uống mỗi ngày khoảng 5-10g hoặc có thể chiết ra làm cao dùng dần. Ở Trung Quốc phần được sắc thuốc để hạ huyết áp. Ở Địa trung hải thì dùng cao từ lá để hạ sốt, sát trùng và cải thiện khả năng hoạt động của tim mạch.
Lợi ích của phần vỏ cây Ô liu
Với người dân Ấn Độ thì phần vỏ cây có vị đắng để làm thuốc bổ đắng thay cho canhkina giúp thèm ăn. Phần nhựa chảy ra từ thân cây sẽ giúp trị các vết thương ngoài da, ngoài ra, phần vỏ cây cũng được người Trung Quốc sắc thuốc uống.
Kết luận
Cây Ô liu chính là một món quà mà thiên nhiên ban tặng cho loài người, kể cả dầu được chiết xuất từ cây. Những thông tin về nguồn gốc, cách chăm sóc và công dụng của chúng đã được nêu chi tiết qua bài viết, hy vọng qua bài viết người đọc sẽ tận dụng được giá trị cây oliu mang lại.