Cây trầm hương hay hay còn gọi với cái tên khác là cây dó bầu, loài cây này cho ra loại gỗ quý hiếm ở Việt Nam, đặc biệt có nhiều công dụng hữu ích. Dưới đây sẽ cung cấp những thông tin về đặc điểm, nguồn gốc, mật độ phân bố,…giúp cho người đọc hiểu hơn về loài cây này.
Đặc điểm, nguồn gốc của cây trầm hương
Cây trầm hương có tên khoa học khác là Aquilaria agallocha Roxb, ngoài ra còn được gọi là cây dó bầu, dó trầm, cây trầm hoặc cây kỳ nam,… Cây trầm là loại cây lấy gỗ lâu năm, thường sống trong những cánh rừng già, tuy nhiên gỗ của cây khá nhẹ, mỏng manh mềm yếu nên không được sử dụng cho mục đích công nghiệp.
Khi cây bó dầu khi bị thương sẽ sản sinh ra chất nhựa, chất nhựa này giúp hình thành nên gỗ trầm hương với hương thơm thoang thoảng và dễ chịu. Cây dó bầu có thể cao từ 20 đến 30m, đường kính thân cây có thể lên tới 80cm. Phần thân cây thẳng, lớp vỏ bên ngoài nhẵn mịn, có màu nâu xám, cành cây thanh mảnh màu nâu nhạt, tán lá thưa thớt.
Lá cây mọc so le với phiến, có hình bầu dục, thuôn dài, hoa của cây thường mọc thành những chùm nhỏ, có màu vàng lục, trắng lục hoặc vàng xám. Trầm hương có dạng là một khối gỗ chứa nhiều tinh dầu, khối lượng của nó sẽ phụ thuộc vào số tuổi, số tuổi càng cao thì khối lượng của gỗ trầm hương càng nặng. Khi đốt, gỗ trầm hương sẽ có mùi hương dễ chịu, thư giãn.
Màu sắc của các vân gỗ trầm hương đậm nhạt đan xen nhau, trầm được trồng càng lâu năm màu sẽ càng nhạt. Giá của các mặt hàng làm từ trầm hương cũng rất đắt, vì mức độ sản sinh trầm hương hiện nay rất ít, chúng dần trở nên quý hiếm.
Mật độ phân bố của cây trầm hương tại Việt Nam
Trong tự nhiên, cây trầm hương cần điều kiện sinh trưởng rất đơn giản, sự tác động của tự nhiên như: Thiên tai, mưa lũ, bão,,… làm gãy cành, khiến cây có nhiều vết thương. Lúc này 2 mạch của cây sẽ chạm vào nhau và tiết ra tinh dầu bao quanh vết thương đó. Và qua thời gian dài vết thương đó mới cho ra những sản phẩm gỗ trầm hương giá trị.
Cây dó bầu được phân bổ chủ yếu ở các nước châu Á, tại Ấn Độ và nhiều nước Đông Nam Á như: Việt Nam, Indonesia, Lào, Philippines,… Trầm hương Việt Nam được xem là loại trầm hương có chất lượng cao cấp và có giá trị lớn.
Cây trầm hương thường mọc ở các khu vực từ các tỉnh Quảng Ninh, Bắc Giang, Hòa Bình cho tới Kiên Giang. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, cây dó bầu tập trung nhiều nhất tại khu vực các tỉnh Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên. Đặc biệt tỉnh Khánh Hoà được xem là thủ phủ của cây dó bầu Việt Nam.
Phân loại cây trầm hương
Cây trầm hương được chia thành 3 loại chính, bao gồm:
- Trầm hương tự nhiên: Được gọi với các tên khác là trầm hương thật nên thường có giá trị rất cao. Là loại trầm được tạo nên hoàn toàn trong tự nhiên, không có sự tác động từ bàn tay con người, vì vậy có thời gian tụ trầm lâu và rất hiếm. Nhờ chứa hàm lượng dầu cao, trầm tự nhiên có trọng lượng khá nặng, trọng lượng càng nặng thì trầm sẽ càng quý hiếm.
- Trầm nhân tạo: Trầm nhân tạo được tạo ra dưới sự tác động của con người. Người ta sử dụng những cây dó bầu từ 7 đến 10 năm tuổi để tiến hành đục và cấy ghép cây. Và sau 5 năm cây dó bầu sẽ tạo ra trầm. Tương tự như trầm tự nhiên, trầm hương nhân tạo phải trải qua các quá trình hình thành và tích tụ để tạo nên trầm.
- Trầm công nghệ: Còn được gọi là trầm nấu dầu, trầm ép dầu được làm chủ yếu từ các loại gỗ khác hoặc cây bó dầu không có trầm. Thường được mang đi nấu hoặc ép với tinh dầu hóa học có mùi hương trầm. Sau khi hoàn thành, những sản phẩm sẽ được quét lớp tinh dầu bên ngoài để tạo nên hương thơm.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây trầm cần biết
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây trầm hương không quá khó khăn và phức tạp, chính vì thế người trồng để trồng được cây đúng tiêu chuẩn cần phải tham khảo cẩm nang dưới đây.
Kỹ thuật trồng cây trầm hương ai cũng nên biết
Để trồng được cây đầu tiên cần phải chọn giống cây, cây phải được 5 tuổi mới ra hoa kết trái. Cây thường ra hoa vào đầu tháng 3 – 5 âm lịch, trái chín và sẽ kết trái vào cuối tháng 5 – âm lịch. Trái chín sẽ tách ra thành hai và bên trong chứa hai hạt màu nâu sẫm, hai hạt của cây có thể tự rụng xuống.
Muốn thu hạt dễ nhất là trải tấm bạt, tấm nilon ở dưới gốc cây hứng hạt rơi xuống sử dụng để gieo trồng. Khi hạt rụng cần chú ý, hạt không được phơi khô mà phải đem đi gieo nhanh nhất có thể. Khi gieo hạt cần gieo hàng cách hàng với khoảng cách là 10cm và các hạt được gieo cách nhau 2cm.
Kết hợp với việc rải một lớp đất trên hạt có độ dày khoảng 1 cm. Bạn sẽ thực hiện tưới cây nếu có mái che bóng mát thì chỉ nên tưới 1 lần/ ngày. Còn ngược lại, nếu không được trang bị mái che thì nên tưới cây với tần suất 3 lần/ ngày, cây cần được ươm 6 tháng tuổi mới nên đem trồng ở vị trí đất khác.
Những yếu tố quan trọng khi trồng cây trầm hương
Để cây có thể phát triển, sinh trưởng một cách khỏe mạnh thì bạn cần phải chú ý những yếu tố quan trọng dưới đây:
- Thời vụ, mật độ trồng trong vườn: Các hàng phải được đặt ở vị trí cách nhau 5m, cây trong hàng cần được trồng cách nhau 4m. Có thể sử dụng công thức 3 x 3 (m) hoặc 3 x 6 (m) để phân bố cây trồng, hàng lối phù hợp với khu vườn.
- Làm đất và đào hố trồng: Đất trồng cần phải tơi xốp, nhiều chất dinh dưỡng và có độ ẩm phù hợp cho cây. Đào hố phải theo kích thước hình hộp với các chiều có độ dài là 25 x 25 x 25(cm) để cây phát triển tốt.
- Bón phân cho cây trồng: Sau khi cây được trồng khoảng 20 ngày thì bạn có thể thực hiện bón phân urê với liều lượng là 1 muỗng cafe/ gốc.
- Tưới nước: Cây cần cung cấp đủ nước cho cây, đặc biệt là trong tháng thuộc mùa khô. Phòng trừ cỏ dại bằng phương pháp phủ gốc chè bằng rơm khô, rác, cây phân xanh… để hạn chế cỏ dại xuất hiện nhiều, dồn dinh dưỡng cho cây. Thường xuyên làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ, với tần suất trong năm là xới gốc 2-3 lần.
Giá trị cây trầm hương mang lại
Để phát huy hết được giá trị của cây trầm hương mang lại, thì bạn nên đọc tiếp bài viết để biết thêm những giá trị của cây trong cuộc sống.
Trầm hương được sử dụng để ngâm chung với rượu
Dùng trầm hương để ngâm rượu là một trong những công dụng tuyệt vời mà người tiêu dùng thường sử dụng. Rượu trầm hương giúp bổ thận tráng dương, cải thiện sinh lý, ổn định tinh thần và tăng nhiệt độ, làm ấm cơ thể.
Ngoài ra, rượu được ngâm với cây trầm hương còn có thể giúp giảm các triệu chứng như: tức ngực, nôn mửa, hen suyễn,… Để có kết quả tốt nhất, phát huy được tác dụng của cây, khuyến cáo người sử dụng chỉ nên uống một ly nhỏ mỗi ngày và không lạm dụng rượu.
Sử dụng để làm thành những món trang sức
Các sản phẩm trang sức, đặc biệt là vòng chế tác từ gỗ trầm hương từ lâu rất được người tiêu dùng trong thị trường trang sức ưa chuộng. Sản phẩm vòng tay trầm hương có rất nhiều kiểu dáng, mẫu mã, thiết kế và có thể kết hợp cùng với các loại đá quý, vàng, bạc, phù hợp với sở thích, nhu cầu và túi tiền của nhiều người.
Vòng tay không những mang đến cảm giác sang trọng, quý phái, đẳng cấp mà còn có giá trị phong thủy tuyệt vời cho người đeo. Người đeo vòng tay trầm hương sẽ gặp nhiều may mắn về công việc, tiền tài, sức khỏe và thăng tiến trong công việc.
Trầm hương giúp điều trị bệnh an thần, điều trị khó thở
Khi sử dụng 2 chỉ nhân sâm kết hợp 2 chỉ bột từ cây trầm hương, sau đó đem đi hãm với khoảng một chén nước sôi trong thời gian 10 phút. Sau đó lấy phần nước sau khi hãm để uống giúp hỗ trợ tốt cho các trường hợp bị xúc động mạnh hay có các triệu chứng như khó thở.
Ý nghĩa phong thủy của cây trầm hương đối với gia chủ
Trầm hương có tác dụng lớn trong việc xua đuổi tà ma, tạp uế. Điều này được chứng minh qua việc trầm được sử dụng rất nhiều trong các nghi lễ tôn giáo. Từ thời xa xưa, các quan tư tế của Ai Cập sử dụng trầm hương để thông giao với thần linh, họ dùng trầm hương nhằm thỉnh cầu, mời gọi thần linh đến với mình. Trầm hương còn được sử dụng để tẩm ướp xác trong lăng mộ, xua tan uế khí.
Trầm hương được mệnh danh là mùi của Niết Bàn, vì nó gắn liền với Phật giáo, hiện diện trong tất cả các nghi lễ của Phật giáo. Mùi hương trầm có tác dụng lớn trong việc an thần, nâng cao khả năng tập trung, minh mẫn, dùng trong việc thiền định, giúp tâm kiên định, thư thái, từ đó giúp xua đuổi những thứ tà tâm, ma quỷ.
Cây trầm hương được đốt trong các nghi lễ lớn của Thiên Chúa Giáo, người ta thường ví là hương thơm của Chúa Trời. Ngày nay, trầm hương vẫn được sử dụng trong các nghi thức thường nhật như tân gia, khai trương, cúng bái,…
Ngoài ra, trầm hương giúp chiêu tài, dẫn lộc, mang lại may mắn cho gia chủ khi sử dụng, dùng trầm hương để trang trí hay sử dụng như một chất đốt thường xuyên được coi là một thú vui xa xỉ của đại gia, những người kinh doanh. Trầm hương khi đặt đúng vị trí giúp vận khí lưu thông, thanh lọc không khí uế tạp, chuyển thành nguồn khí tốt.
Kết luận
Ở trên là những thông tin chi tiết về những đặc điểm, cách trồng, cách chăm sóc cây trầm hương. Loài cây này mang lại rất nhiều công dụng tuyệt vời, qua đây mong rằng mọi người sẽ hiểu biết hơn và có ý thức trong việc trồng, khai thác và bảo vệ loài cây quý hiếm này.