Dâu tằm khi được nhắc đến chắc chắn sẽ có nhiều người biết, tuy nhiên không phải người nào cũng có thể biết thành phần dinh dưỡng bên trong và các công dụng của loại quả này. Trong quả có chứa nhiều loại dưỡng chất tốt cho sức khỏe cùng với hương vị ngọt ngào khiến nhiều người yêu thích. Cùng theo dõi bài viết bên dưới đây để hiểu rõ hơn về loài cây này nhé.
Thông tin về cây dâu tằm
Dâu tằm là một loài cây được gọi với nhiều tên gọi khác nhau như dâu cang, tầm tang,… Nó có tên khoa học là Morus alba L. Morus acidosa, thuộc họ nhà dâu tằm moraceae. Cây này là cây gỗ, có chiều cao khoảng từ 2 đến 3m, lá của nó mọc so le, có dạng hình bầu dục, mép của lá có răng cưa.
Hoa của loài cây này mọc thành bông hay các khối hình cầu, quả dâu khi mới mọc sẽ có màu xanh, sau đó chuyển dần sang màu đỏ và cuối cùng chuyển thành màu đen sẫm, có thể dùng để ăn, làm thuốc hoặc ngâm rượu. Giống dâu là loại cây ưa ẩm và ánh sáng nên thường được trồng ở các nơi như đất bằng, cao nguyên, bãi sông,…
Loại cây này sẽ thu quả chín vào khoảng tháng 5 đến tháng 7 hàng năm, quả sẽ được hái khi ngả màu đen và được dùng tươi hay sấy khô. Quả của cây này không chỉ có vị chua, ngọt và ăn khá ngon mà bên trong quả dâu còn có chứa nhiều thành phần dưỡng chất có lợi cho sức khỏe như đường, protein, vitamin B1, acid hữu cơ, vitamin C, carotene, chất xơ, chất chống oxy hóa,…
Theo đông y, quả dâu khi chín còn được gọi với cái tên gọi khác là tang thầm, nó có hương vị ngọt và tính mát. Khi sử dụng quả này sẽ có tác dụng bổ huyết, bổ can thận, nhuận tràng và giải khát.
Thành phần dinh dưỡng có trong cây dâu tằm
Trong quả dâu tằm tươi có chứa đến 88% nước, 60 calo. Đồng thời còn có chứa thêm 9,8% carbs (là các loại đường đơn giản, ví dụ như glucose và fructose) , 1,7% là chất xơ (gồm 25% chất xơ hòa tan ở dạng pectin và 75% chất xơ không hòa tan ở dạng lignin. Các chất này giúp hỗ trợ tiêu hóa, làm giảm mức cholesterol). Ngoài ra còn có 1,4% là protein và 0,4% là chất béo.
Khi loại cây này đã được chế biến sấy khô thì bên trong chúng sẽ chứa 70% carbs, 14% chất xơ, 12% protein và 3% chất béo. Ngoài ra, loài cây này còn có chứa nhiều vitamin và những loại khoáng chất như: Vitamin C, vitamin K1, vitamin E, sắt, kali,… Các chất này đều là các dưỡng chất rất tốt cho cơ thể.
Kỹ thuật, mẹo để trồng dâu tằm của chuyên gia
Dâu tằm là loài cây giàu chất dinh dưỡng, cho quả ngon nên được nhiều người yêu thích. Chính vì thế mà đã có nhiều người đã trồng loại cây này ngay tại nhà. Bên dưới là các bước để trồng được loài cây này.
Chuẩn bị đất trồng
Bạn nên chọn khoảng đất tơi xốp và thoát nước tốt, chọn khu vực có nhiều ánh sáng mặt trời để cây có thể phát triển tốt nhất. Sau đó tiến hành trộn đất với phân chuồng và rơm rạ đã hoai mục hay mua đất đã có trộn sẵn thành phần hữu cơ. Trước khi trồng cây dâu tằm, đất cần phải được bón vôi và phơi ải từ 7 đến 10 ngày để diệt sạch các mầm bệnh trong đất.
Kỹ thuật giâm cành và nhân giống cây dâu tằm
Bạn chọn các cành bánh tẻ có độ tuổi trên 8 tháng từ các cây dâu sai quả, quả ngọt và mọng nước nhất để tiến hành giâm cành. Sau đó, bạn cắt cành giâm thành từng đoạn từ 18 đến 20cm, mỗi đoạn cần phải có ít nhất 2 mắt, chặt cách mắt từ khoảng 0.5 đến 1cm.
Nếu trồng nhiều cây, bạn có thể tiến hành nhúng cành dâu vào loại thuốc kích thích ra rễ để cho tỉ lệ nảy mầm cao. Sau đó tiến hành cắm cành dâu vào đất mà bạn đã chuẩn bị sẵn hay vào hom rồi tưới đẫm nước chúng. Hàng ngày cần phải chú ý tưới đủ ẩm cho đất để cành dâu được nhanh bén rễ.
Kỹ thuật trồng cây dâu tằm sao cho nhiều quả
Sau khi cành đã giâm được từ 30 đến 45 ngày bạn có thể tiến hành trồng cây ra đất hay vào chậu. Đối với các cây con mua sẵn tại vườn thì về nhà bạn cần bóc bỏ vỏ hom rồi sau đó trồng cây vào bồn, lấp đất kín hom và tưới đẫm nước cho cây nhanh bén rễ.
Sau khi đã trồng cây dâu tằm khoảng 15 đến 20 ngày và cây đã bén rễ thì bạn tiến hành bón thúc cho cây bằng phân hữu cơ hay hòa phân lân với nước rồi tưới. Cứ khoảng 1 đến 2 tháng bạn lại tiến hành việc bón thúc và nhổ cỏ, vun gốc cho cây dâu một lần. Chú ý tưới nước thường xuyên, giữ ẩm cho cây và vặt bỏ đi lá sâu, lá già trên cây.
Thu hoạch
Cây dâu tằm thường ra hoa vào khoảng tháng 2 đến tháng 3 và tới tháng 4 đến tháng 5 là quả bắt đầu chín và có thể cho thu hoạch. Trong khoảng thời gian cây ra hoa, bạn nên bón thúc phân lân một đợt và khi quả đã đậu thì bạn tiếp tục bón một đợt nữa để cây có thể lấy dinh dưỡng nuôi quả.
Tác dụng, lợi ích của dâu tằm mang lại
Quả dâu tằm có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe của cơ thể. Chính vì thế mà nó được sử dụng với nhiều tác dụng tuyệt vời khác nhau. Có thể kể đến một số tác dụng, lợi ích của nó như bên dưới đây.
Dâu tằm làm tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch
Bên trong loại quả này có hàm lượng vitamin C cao giúp tăng cường sức đề kháng, chống lại những tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Không chỉ thế, nó còn giúp cải thiện hệ thống miễn dịch của cơ thể bằng cách kích hoạt đại thực bào bằng thành phần alcaloid có trong chúng. Đại thực bào là thành phần có trong hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể, giúp tiêu diệt đi những tác nhân gây bệnh.
Hỗ trợ tiêu hóa
Nhờ có chứa lượng lớn chất xơ bên trong, loại cây dâu tằm giúp cải thiện những vấn đề về đường ruột như đau quặn bụng, đầy bụng và táo bón. Đồng thời khi ăn quả này cũng giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động một cách tốt hơn.
Giúp tim khỏe mạnh
Resveratrol là hoạt chất chống oxy hóa có ở trong quả này, hoạt chất này hỗ trợ làm tăng sản xuất oxit nitric, làm giãn mạch máu và giảm đi nguy cơ hình thành cục máu đông. Từ đó giúp ngăn ngừa những vấn đề về tim mạch như đột quỵ, nhồi máu cơ tim. Bên cạnh đó, sử dụng quả này thường xuyên là một trong các biện pháp tốt để giảm mức cholesterol trong cơ thể, từ đó ngăn ngừa những vấn đề về tim mạch.
Dâu tằm hỗ trợ giúp làm chậm quá trình lão hóa
Những hoạt chất chống oxy hóa có chứa ở trong quả này như vitamin E, A, C và những thành phần carotenoid như lutein, zeaxanthin, alpha carotene,… Những chất này có tác dụng hỗ trợ cơ thể chống lại sự tấn công của những gốc tự do. Từ đó làm cho da và tóc luôn khỏe mạnh, căng mịn. Đồng thời, chúng còn có chứa chất resveratrol, giúp bảo vệ da khỏi những tia UV có hại.
Tác dụng phòng chống ung thư của dâu tằm
Những hợp chất như phytonutrient, polyphenolic, anthocyanins, vitamin A,… có bên trong loại quả tự nhiên này có công dụng chống lại các hoạt động gốc tự do có hại với các tế bào khỏe mạnh. Từ đó hỗ trợ ngăn ngừa, kiểm soát và đẩy lùi những tế bào ung thư. Ngoài ra còn có thể giúp ngăn ngừa một số loại bệnh ung thư như ung thư đại tràng, ung thư tuyến giáp, ung thư da và ung thư tuyến tiền liệt.
Dâu tằm giúp xây dựng các mô xương chắc khỏe
Dâu tằm có chứa hàm lượng vitamin K, canxi và sắt. Đây là các thành phần dinh dưỡng để duy trì và xây dựng những mô xương chắc khỏe. Những chất dinh dưỡng này giúp xương hạn chế đi những dấu hiệu thoái hóa xương, ngăn ngừa các rối loạn của xương như loãng xương, viêm khớp,…
Tốt cho mắt
Trái dâu tằm cũng rất có lợi ích cho đôi mắt, chúng giúp cải thiện được thị lực và bảo vệ mắt khỏi các tác hại của những gốc tự do, nguyên nhân gây ra tình trạng thoái hóa võng mạc và làm mất thị lực.
Theo nhiều chuyên gia, cho rằng bên trong loại quả này có chứa zeaxanthin, làm giảm stress oxy hóa trong những tế bào mắt và các carotenoid có trong quả giúp hỗ trợ ngăn ngừa các tình trạng đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng,…
Hạ đường huyết
Người mắc bệnh về tiểu đường tuýp 2 luôn có các nguy cơ bị tăng đường huyết quá cao và luôn phải cẩn thận khi ăn những thực phẩm chứa nhiều carbohydrate. Trong quả của cây này có chứa hợp chất có khả năng ức chế loại enzyme phá vỡ carbohydrate. Vì vậy, loại quả này có lợi trong quá trình chống lại bệnh đái tháo đường nhờ vào sự làm chậm tăng lượng đường trong máu sau ăn.
Hỗ trợ giảm cân
Một người có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh sẽ có thể giúp duy trì cân nặng hợp lý. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người thường xuyên ăn dâu tằm trong khi thực hiện chế độ ăn kiêng có thể giảm được đến 10% tổng trọng lượng của cơ thể trong gần ba tháng. Bên cạnh đó, lượng mỡ dư thừa ở vùng eo và đùi cũng sẽ giảm mạnh nhờ vào việc tiêu thụ loại quả này.
Các món ngon được làm từ dâu tằm
Dâu tằm là một loài cây có đa dạng thành phần dinh dưỡng cũng như mang đến nhiều lợi ích cho người sử dụng. Chính vì thế, loại cây này đã được ứng dụng để chế biến nhiều món ăn khác nhau, với đa dạng các hương vị. Có thể nhắc đến một số món ăn tiêu biểu như:
- Mứt dâu tằm dẻo.
- Sữa chua dâu.
- Các món kem.
- Ngâm siro.
- Panna cotta.
- Bánh bông lan nhân dâu.
- Mousse sữa chua dâu.
Ý nghĩa trong phong thủy của cây dâu
Trong phong thủy, dâu tằm được xếp vào loại cây có âm khí nặng và không nên trồng trước nhà. Việc xếp loại cây này vào nhóm cây mang đến điềm xấu có rất nhiều lý do: Đầu tiên là tên của cây dâu tằm trong tiếng Hán được đọc là “tang” khiến liên tưởng đến sự tang tóc và chết chóc. Vì thế nên hầu hết, những nhà phong thủy học đều đánh giá đây là loài cây mang đến những điều không may.
Lý do thứ hai được nhắc đến là liên quan đến một số điển cố tại Trung Quốc. Các điển cố này đều chỉ ra cây dâu tằm là loài cây không được tốt lành: Trong sách Hán thư có nhắc đến một tích ở nước Vệ có bãi dâu ven sông Bộc, gái trai gần đó thường tới tụ tập hát các câu không đứng đắn. Vì thế, nó được gắn liền với các nơi không tốt và là loài cây không nên trồng trong nhà.
Có thể nói rằng, từ thuở xưa, loại cây này đã được những nhà phong thủy Trung Quốc và cả những nhà phong thủy việt nam đều xem đây là loại cây không may mắn và kiêng kỵ trong việc trồng ở phía trước nhà.
Tuy nhiên, theo nhiều sự tích được truyền lại thì loài cây này có âm khí nặng nên thường được các pháp sư và thầy cúng sử dụng để trừ tà. Do vậy, cây dâu tằm tuy mang nhiều ý nghĩa không tốt nhưng vẫn được nhiều người sử dụng làm cây phong thủy trong một vài các trường hợp đặc biệt.
Kết luận
Dâu tằm là loại cây có nhiều công dụng tuyệt vời, không chỉ giúp bồi dưỡng sức khỏe mà còn có nhiều ý nghĩa khác nhau trong phong thủy. Với các thông tin mà bài viết chia sẻ bên trên, hy vọng sẽ giúp độc giả hiểu rõ hơn về loại cây này và có thể bổ sung nó vào để có được một chế độ ăn uống lành mạnh.