Cây dừa không một ai là không biết đến loại quả dùng để giải khát rất tốt cho sức khỏe này. Từ xa xưa thì loại cây đã có trong tiềm thức trí nhớ, ký ức của mỗi người. Vậy nên có thể thấy được nguồn gốc của loại quả dừa vừa thân thuộc vừa phổ biến này cũng có từ rất lâu. Hãy cùng chúng tôi nghiên cứu, khám phá kỹ hơn về loài cây này xuất xứ từ đâu qua bài viết sau đây nhé.
Nguồn gốc và sự hình thành phát triển của cây dừa
Cây dừa được biết đến chính là loài cây thực vật với phần thân gỗ, có họ cùng với họ cây cau. Cũng được biết là loài cây duy nhất còn sống và phát triển tới hiện tại thuộc giống cây Cocos. Trái dừa hiện nay là loại quả xuất hiện rất nhiều tại các vùng có khí hậu nhiệt đới ven biển, cũng được xem là quả đặc trưng của vùng khí hậu này.
Dừa chỉ là tên gọi được phiên dịch tại Việt Nam, còn loại quả này ở nước ngoài có tên gọi phổ thông là Coconut, trong tiếng cổ ghi chép lại là Coconut. Tên gọi này được dùng chỉ tất cả những bộ phận liên quan đến dừa. Sự xuất hiện của cái tên gọi của dừa là đến từ Tây Ban Nha, coco có nghĩa là đầu, vì hình dáng của trái dừa khá giống với đầu lâu.
Nguồn gốc hình thành nên cây dừa là từ đâu?
Theo một nghiên cứu về sự di truyền thì hiện tại đã xác định được xuất xứ của cây dừa là đến từ khu vực Trung Ấn Độ – Thái Bình Dương. Thuộc địa này có vị trí địa lý nằm giữa tây Đông Nam Á và giáp với Melanesia, khu vực được xác định là nơi có sự di truyền của dừa lớn, đa dạng nhất.
Và loài cây được trồng lần đầu tiên bởi người Nam Đảo, khi họ thực hiện chuyến di cư của mình. Họ đã đem theo hạt giống cây này đến nơi mà dự định sẽ cư trú lại và trồng lên. Sau đó dần về sau với sự tiến hóa của loài người, người dân giữa các nơi giao lưu với nhau, trái dừa được đưa tới nhiều nơi trên thế giới.
Quá trình phát triển và sự tiến hóa của cây dừa
Để có được một loại quả phục vụ mọi người thơm ngon như hiện tại, thì nó cũng phải trải qua rất nhiều sự tiến hóa, phát triển. Đã có những nhà nghiên cứu tìm được hóa thạch của quả dừa, chính là thuộc giống Cocosesae được phân tán ở rất nhiều nơi. Cũng vì vậy nên nguồn gốc xuất xứ của cây dừa vẫn chưa được xác định cụ thể nhất.
Vẫn còn hai quan điểm thể hiện dữ liệu chính xác nhất là thuộc giống Cocos của khu vực Nam Mỹ hoặc Ấn Độ Dương. Dù cho nguồn gốc của nó xuất phát từ đầu, thì quả dừa được phân bố ở nhiều nơi có môi trường khí hậu khác nhau. Vì vậy theo thời gian hình thù của nó cũng dần thay đổi lớn hơn, lai tạo ra nhiều giống mới.
Giới thiệu về đặc điểm của cây dừa
Sau khi đã tìm hiểu được thông tin về nguồn gốc, cũng như quá trình hình thành phát triển của cây dừa. Thì tiếp theo chúng ta sẽ nghiên cứu các đặc điểm liên quan về dừa.
Với một cây trưởng thành có đầy đủ bộ phận thì sẽ gồm: thân cây, quả dừa, bộ rễ cây, hoa cây, lá dừa. Chi tiết từng điểm nhận biết của các bộ phận của dừa đã được chúng tôi tìm kiếm, tổng hợp thông tin đầy đủ ở phần tiếp sau đây.
Mô tả đặc điểm về phần thân cây dừa
Như từ đầu đã có chia sẻ thì cây dừa cũng thuộc loại thực vật cây gỗ, cùng họ với cây cau, cây cọ, chiều dài hay còn được gọi chiều cao nó phát triển tới 30 mét. Nếu như loài cây này được trồng trọt ở vùng đất màu mỡ, thì mỗi năm mọi người có thể thu hoạch được quả của chúng tới 75 trái/cây.
Mọi người trồng chúng trong điều kiện chăm sóc hợp lý, thì những quả của chúng sẽ được đơm hoa kết trái sau khoảng 6 đến 10 năm nuôi dưỡng. Đồng thời cũng mất một khoảng thời gian khá dài 15 đến 20 năm mới có thể đạt được một sản lượng cao nhất.
Đặc điểm của quả và lá dừa
Theo như trong kết quả nghiên cứu thực vật học, thì quả dừa nằm trong danh sách quả dạng hạch, không thuộc loại quả cứng thật sự. Quả dừa cũng giống như các loại quả có cấu tạo ba lớp vỏ là: vỏ bên ngoài, vỏ chính giữa, vỏ trong.
Đối với lớp vỏ bên ngoài cùng, khi mới được tạo thành hình có màu xanh, đến khi chín thì chúng có màu nâu vàng. Còn lớp vỏ ở giữa thì lại cấu tạo từ các sợi xơ, được dân gian gọi là xơ dừa, được mọi người biến tấu thành nhiều vật phẩm hữu ích. Vỏ trong chính là dạng vỏ gáo có đặc điểm rất cứng, bên trong nó chính là chứa thịt dừa.
Còn với lá dừa thì nó có hình dạng giống như kép lông chim hình chét dài. Gắn với lá dừa chính là tàu lá của chúng, với một cây dừa trưởng thành thì có khoảng 30 – 35 tàu lá. Mỗi tàu lá như vậy sẽ có độ dài từ 5 đến 6 mét, đặc biệt là trên từng tàu sẽ chia thành hai hàng cuốn lá đối diện nhau.
Cách nhận diện được bộ rễ của cây dừa
Điểm nhận diện của bộ rễ cây dừa rất dễ, bởi vì hình dáng cấu tạo của chúng cũng không giống với các rễ cây thông thường. Rễ của dừa không có rễ cái, cũng không có lông rễ, nó chỉ có một bộ rễ sợi, những nhánh rễ mảnh thường xuất hiện ở gần bề mặt của gốc cây.
Hoa của cây dừa có hình dáng ra sao?
Với cây dừa thì hoa dừa cái và hoa dừa đực thì nó cũng đều được mọc trên một chùm hoa, vậy nên dừa được gọi là loài thực vật đơn tính cùng gốc. Nhưng cũng có một số trường hợp, thì chúng ta thấy nó có biểu hiện là loài cây đa bội, một số lúc lại là cây có hoa lưỡng tính. Nếu chúng ta để ý sẽ thấy được hoa có hình dáng bự hơn là hoa cái.
Giá trị dinh dưỡng của cây dừa?
Nói đến quả dừa thì hầu như mọi người đều biết đây là một loại quả cho nước uống rất bổ, thanh mát, thức uống giải khát ngày hè rất tuyệt. Nhưng ít ai biết được giá trị dinh dưỡng mà chính thức uống giải khát này cực kỳ lớn, không những vậy còn có thể trị bệnh. Nước dừa giúp sức khỏe con người tăng cường hệ miễn dịch, khả năng đề kháng bệnh tốt hơn.
Trong nước dừa có chứa vitamin B lên đến 5%, trong đó có B3, B5, B1. Giúp mọi người có thể ngăn ngừa được một số căn bệnh tiềm ẩn như: tim mạch, tê phù, tránh tác dụng phụ khi nhiễm trùng, hạ chỉ số cholesterol.
Ngoài ra, trong nước dừa có hàm lượng chất điện giải Kali, Natri, cùng một số khoáng chất khác. Vậy nên khi cơ thể bạn mất nước, thì uống nước dừa giúp bổ sung nước một cách nhanh chóng nhất.
Một số giống dừa hiện có trên thị trường
Đến cuộc sống hiện tại cùng khoa học, kỹ thuật phát triển, nên việc cải tiến các giống cây ưu việt hơn là một điều cực dễ. Với cây dừa cũng như vậy, trong quá trình hình thành phát triển thì loài cây này cũng đã có hơn 100 hình dáng, đặc điểm khác nhau.
Việt Nam cũng là một trong các khu vực có khí hậu rất thích hợp phát triển cây dừa, nên loài cây này rất được nhiều người dân lựa chọn canh trồng. Chỉ riêng trong vài năm qua thì Việt Nam cũng đã lai tạo ra được hơn 10 loài dừa khác nhau. Để dễ dàng kiểm soát và nhận diện thì chúng ta chia thành hai loại.
Phân theo loại cây dừa cao
Với loại cây dừa cao có đặc điểm nhận diện phổ biến, đây cũng là giống cây mà được trồng nhiều nhất tại Việt Nam. Có thể nói nó là loại dừa truyền thống, chiều cao trung bình khoảng từ 5 đến 20 mét. Thân cây của dừa rất và hầu như được người dân sử dụng làm gỗ trong các công trình xây dựng, hay làm dụng cụ khác.
Với loại cây dừa cao chúng có ba chủng loại nhỏ hơn, phân biệt nhanh nhất chính là ở quả dừa. Một loại cho ra quả dừa ta, chính là quả dừa chúng ta thường uống giải khát. Loại thứ hai là quả nâu, có ba màu vỏ phổ biến dâu xanh, dâu vàng, dâu đỏ. Cuối cùng chính là quả dừa sáp, loại dừa này thường được trồng nhiều ở khu vực tỉnh Trà Vinh và một số tỉnh lân cận khác.
Cây dừa có hình dáng lùn
Cây dừa giống lùn được nông dân sử dụng nhiều nhằm mục đích chính là trồng lấy quả. Vì giống dừa này cho ra năng suất quả rất cao, mỗi năm mọi người có thể thu hoạch được khoảng 150 đến 200 quả/cây. Đồng thời hình dáng của chúng cũng thấp dễ dàng trong việc thu hoạch hái dừa, nó chỉ cao tầm khoảng từ 3 đến 5 mét.
Kỹ thuật trồng dừa không phải ai cũng biết
Dừa cũng được xếp hạng vào loại cây trồng lâu năm, vì để có thể thu được quả của nó phải mất trung bình từ 5 đến 10 năm. Vậy nên trồng được một cây dừa trưởng thành cũng không phải là công việc đơn giản. Người trồng có kỹ thuật thật tốt, hiểu rõ được loài cây này mới chăm sóc chúng tốt nhất nhằm nhanh chóng ra hoa kết quả.
Bước đầu trồng dừa thành công, quan trọng chính là chọn đất phù hợp với từng giống của chúng. Mặc dù dừa không kén chọn nơi sinh sống, nhưng để có được năng suất cao thì mọi người chọn vị trí trồng nên gần mương, trạch, có thể bồi bùn đất giúp phát triển nhanh hơn.
Tiếp theo chính là trồng dừa, khi chọn giống để trồng mọi người nên chọn cây có chiều cao tầm 0,3 đến 0,35 mét trở lên. Sau đó bắt đầu cắt tỉa xung quanh rễ, lá nhúng qua trong nước phân, cuối cùng đặt cây dừa vào hố đất đào sẵn.
Giá trị cốt lõi mà cây dừa mang lại
Nếu như ở trên chúng ta đã tìm hiểu về giá trị dinh dưỡng có trong cây dừa mang lại, thì ở phần này chúng ta sẽ đi sâu vào giá trị cốt lõi của chính nó mang lại trong cuộc sống.
Trong xây dựng, thân dừa là thân gỗ nên rất có ích cho việc xây dựng nhà cửa, công trình xung quanh. Hoặc dùng để làm các vật dụng trong nhà như đóng cửa, đóng tủ, làm bàn, làm ghế,…
Ở cuộc sống hằng ngày, thì quả dừa mang lại một thức uống bổ mát cho cơ thể con người. Trong đông y cổ truyền thì nước dừa còn được xem như là một vị thuốc bổ rất có ích.
Kết bài
Cây dừa tuy là loài cây lấy quả quen thuộc với nhiều người, nhưng chắc hẳn vẫn còn nhiều chưa biết công dụng thật sự, cùng nguồn gốc hình thành của nó. Ngoài ra trong bài viết trên chúng tôi có chia sẻ về kỹ thuật trồng dừa hiệu quả nhất, cùng đón xem nhé!