Củ cải đường là một loại thực phẩm cực kỳ bình dân mà lại bổ dưỡng. Ngoài hương vị thanh mát và nhiều dinh dưỡng được ví như một loại nhân sâm thì loại củ này còn có rất nhiều cách chế biến, kết hợp với những loại thực phẩm khác để món ăn thêm hấp dẫn và bổ hơn. Dưới đây là những thông tin về loại củ mà bạn cần biết.
Đặc điểm tổng quan về củ cải đường
Củ cải đường hay còn gọi là Beta vulgaris, là một loại thực phẩm dạng củ và thuộc họ rau dền. Lượng đường mà loại củ này cung cấp cao chỉ đứng sau mía. Cải đường được trồng để làm rau cũng như thức ăn cho gia súc từ rất lâu trước khi được kiểm nghiệm và đánh giá về lượng đường.
Về đặc điểm ngoại hình thì loại củ này có dạng hình tròn, đường kính khoảng 10-12cm tùy theo điều kiện trồng trọt và có phần da thô, màu nâu kem rắn chắc. Phần củ được gắn với phần lá xanh lục, dài từ 35cm và cũng có thể ăn được.
Cái tên củ cải đường là tên của giống cây sugar beet. Tuy nhiên, ở Việt Nam người ta thường dùng cái tên này để chỉ những loại củ cải có phần ngoài màu đỏ tươi hình tròn hay bầu dục và ruột trong màu trắng.
Sự phân bố của cải đường trên thế giới
Củ cải đường thường được trồng tại Châu Âu và Châu Mỹ để tạo ra đường. Việc tạo ra đường từ loại củ này lần đầu tiên được sản xuất thử nghiệm tại Đức năm 1747 do nhà hóa học Andreas Marggraf tiến hành. Và mãi cho đến năm 1802 thì nhà máy đường sản xuất từ củ cải mới được xây dựng tại Ba Lan.
Loại củ này thường được người phương Tây ăn sống khi chúng còn non. Để ăn sống chúng người ta sẽ thái mỏng để cho vào các món salad. Còn khi củ chính thì sẽ dùng để luộc hay để rang, áp chảo và còn có thể phơi khô nữa.
Hướng dẫn phân biệt củ cải đường với các loại củ khác
Để phân biệt ta có thể nhìn vào màu sắc của củ, cải đường sẽ có vỏ màu nâu kem. Củ cải trắng sẽ có phần vỏ màu trắng còn củ dền sẽ có màu đỏ thẫm hoặc màu tím.
Ngoài ra, màu sắc bên trong của cải đường và cải trắng là màu trắng còn củ dền sẽ là màu đỏ tím. Hoặc ta có thể phân biệt dựa trên hương vị của củ, với cải đường sẽ ngọt nhẹ còn củ cải trắng sẽ thêm chút hơi hăng pha ngọt, củ dền sẽ thêm vị đắng.
Cẩm nang trồng và chăm sóc củ cải đường
Để trồng củ được đúng kỹ thuật cũng như là tạo năng suất và chất lượng cao nhất cho củ thì cần phải lưu ý 4 mùa vụ cơ bản là vụ sớm, vụ chính, vụ muộn và trái vụ. Ngoài những lưu ý về mùa vụ thì phải cần đảm bảo về kỹ thuật trồng. Ta sẽ tìm hiểu chi tiết cách trồng chuẩn và hiệu quả cao sau đây.
Kỹ thuật làm đất
Đối với loại thực vật này thì là phần rễ sẽ phình to thành củ. Thế nên đất trồng phải luôn đảm bảo được độ tơi xốp cũng như là khả năng thoát nước để tránh bị úng thối rễ. Loại đất thường được dùng là đất cát pha hoặc là đất thịt nhẹ.
Muốn chọn nơi để trồng thì nơi trồng phải xa những khu công nghiệp, nghĩa trang, bệnh viện hay những nơi có nguồn nước thải ở gần. Trước khi trồng, ta nên cày cho tơi đất và phơi ải cho bớt sâu bệnh, cách để lên luống đó là luống rộng từ 1,2 – 1,4m cao khoảng 30cm và có rãnh rộng 30cm.
Kỹ thuật trồng
Với cải đường ta sẽ sử dụng hạt giống. Ta sẽ gieo đều hạt giống lên trên mặt luống sau khi đã được bón phân lót. Để tiện lợi hơn cho việc chăm sóc thì nên rạch thành 3 hàng dọc trên luống. Mỗi hàng cách nhau 25-30 cm, cây cách nhau 20 cm. Nếu trông số lượng lớn thì mỗi ha đất nên trồng 10-12 kg hạt giống. Khi gieo hạt xong phải phủ một lớp mùn hoặc trấu lên để giữ ẩm.
Hướng dẫn bón phân cho củ cải đường
Với loại phân ta nên dùng phân chuồng đã ủ mục, bón khoảng 10-15 tấn cho một ha đất hoặc dùng phần hữu cơ vi sinh với số lượng từ 2,5-3 tấn/ha. Ngoài ra ta sẽ bón thêm phân đạm ure khoảng 100-110kg/ha, phân supe lân 300kg/ha, phân Kali sunphat 80kg/ha.
Không chỉ vậy ta sẽ bón lót số phân chuồng, phân vi sinh và phân trộn trên mặt luống hoặc bón theo rạch đã phân sẵn trước khi gieo hạt. Ta bón thúc phân đạm và phân kali vào 2 thời kỳ đó là khi cây có 3-4 lá kết hợp với vun xới đất, lần hai sẽ bón vào lúc cây bắt đầu có củ và cũng kết hợp với vun xới đất.
Những lưu ý khi chăm sóc cho cây cải đường
Đầu tiên, thì cây cải đường là loại ngắn ngày khoảng từ 1 tháng rưỡi đến 2 tháng là có thể thu hoạch, ta sẽ chỉ cần vun xới đất 2 lần kèm với bón thúc là đủ. Về lượng nước, ta sẽ luôn phải giữ ẩm cho luống sau khi gieo để hạt nảy mầm nhanh hơn và đều. Phải đảm bảo nguồn nước tưới không bị ô nhiễm và tùy theo độ ẩm mà ta sẽ tưới số lần khác nhau.
Cách phòng sâu bệnh cho cây cải đường
Đa phần sau khi nảy mầm, những cây cải đường sẽ bị bệnh lở cổ rễ. Để trị bệnh này ta có thể dùng Benlat C50WP 0,2-0,3% phun trực tiếp vào cây. Khi cây đã trưởng thành sẽ thường bị bệnh rệp, bọ nhảy hoặc bị sâu ăn. Nếu xuất hiện trường hợp này ta sẽ phun Sherpa 25EC 0,2% hoặc BT.
Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng ta cần cách ly khoảng 1-2 tuần sau khi phun thuốc đợt cuối rồi mới tiến hành thu hoạch. Nên thu hoạch trong khoảng từ 1 tháng rưỡi đến 2 tháng sau khi gieo hạt, nếu thu hoạch muộn sẽ giảm lượng đường và bị bấc.
Những mẹo khi đi mua cải đường
Đầu tiên là không nên chọn mua những củ quá to. Trông những củ to sẽ bắt mắt thế nhưng phần ta sử dụng là bên trong nên thường những củ to sẽ bị rỗng ruột, chất dinh dưỡng và đường bị loãng nhiều. Cũng không nên chọn những củ quá nhỏ bởi chúng chưa hoàn thành hết một chu kỳ sinh trưởng sẽ không đạt đúng mùi vị.
Tiếp theo ta sẽ nhìn vào phần lá, nếu lá xanh tươi hoàn toàn thì đó là những củ cải đường mới thu hoạch, nên chọn những củ như vậy. Nếu phần lá đã úa vàng hoặc không còn lá thì không nên mua bởi những củ này đã thu hoạch từ lâu, dễ bị rỗng ruột.
Ngoài ra, ta có thể nhìn vào phần vỏ và rễ. Ta nên chọn củ có 1 rễ dài và vỏ càng mịn càng tốt. Những củ như vậy chứng tỏ là những củ phát triển tốt, dinh dưỡng tập trung toàn bộ vào củ nên củ sẽ ngọt hơn và ngon hơn.
Những lợi ích, giá trị của củ cải đường
Về thành phần dinh dưỡng của cải đường trong mỗi 100g gồm có: 1,4g protid; 3,7g glucid; 1,5g xenluloza; 40mg Ca; 41mg P; 1,1 Fe; 0.06mg vitamin B1;…. Và theo như y học cổ truyền, món củ này sẽ có vị ngọt và hơi hăng cay. Dưới đây sẽ cho ta thông tin chi tiết về lợi ích của cả đường.
Tráng dương cho nam giới
Có một tình trạng thường gặp ở nam giới đó là rối loạn cương dương, tình trạng này sẽ gây ảnh hưởng tới sinh hoạt tình dục ở nam giới. Để khắc phục thì ta nên dùng nước ép từ cải đường.
Nước ép từ cải đường rất giàu hợp chất của nitrat có khả năng chuyển đổi thành oxit nitric. Chất oxit nitric sẽ giúp mạch máu giãn nở giúp tăng lưu thông máu tới các bộ phận sinh dục nhằm điều trị chứng rối loạn cương dương.
Hỗ trợ thanh lọc máu của củ cải đường
Tại tờ báo Journal of Nursing and Health Science đã chỉ ra một nghiên cứu rằng những người con gái bị thiếu máu có thể được được cải thiện hàm lượng sắt bằng việc uống nước ép từ cải đường. Chính bởi lượng sắt có chứa nhiều trong cải đường sẽ giúp hình thành hợp chất hemoglobin-protein ở trong hồng cầu.
Nhiệm vụ của củ cải đường là vận chuyển oxy tới những cơ quan khác. Bởi khả năng cung cấp sắt tuyệt vời của mình thì nước ép cải đường rất tốt cho phụ nữ đang mang thai vì lúc này họ rất cần bổ sung sắt.
Khả năng hỗ trợ cho trái tim của củ cải đường
Trong những trường hợp bạn bị cao huyết áp thì với việc sử dụng nước ép từ củ cải đường sẽ hỗ trợ bạn giảm huyết áp, tránh những ảnh hưởng xấu tới cơ thể. Loại nước ép cải đường có tác dụng rất tốt cho sức khỏe tim mạch. Để sử dụng hiệu quả ta nên dùng nước ép được tạo ra từ 500mg cải đường dạng củ và sử dụng liên tục trong vòng 2 tuần.
Làm chậm quá trình lão hóa não
Sự thiếu hụt axit nitrat trong cơ thể sẽ làm cản trở lượng máu lưu thông tới não, điều đó khiến cho quá trình lão hóa não diễn ra nhanh hơn và làm chết các nơron thần kinh. Việc sử dụng nước ép từ cải đường sẽ giúp phục hồi lại vỏ não ở trước trán giúp kiểm soát tốt tình trạng rối loạn não do tuổi già và quá trình lão hóa.
Củ cải đường giúp kiểm soát tiểu đường
Mặc dù củ cải đường là loại thực phẩm nên kiêng đối với những người bị mắc tiểu đường thế nhưng nước ép từ cải đường lại có tác dụng tốt với những người mắc bệnh này. Trong nước ép cải đường có thành phần betalain một thành phần giúp làm giảm hàm lượng đường Glucose.
Đồng thời tăng khả năng hoạt động nhạy bén của Insulin, từ đó sẽ giúp ngăn ngừa những tác nhân gây stress oxy hóa ở người bệnh tiểu đường. Ngoài những công dụng ở trên thì cải đường còn giúp phòng ngừa ung thư nhờ betalain. Giúp giảm đau mỏi cơ bắp và các khớp vào mùa đông. Ngoài ra còn giúp giảm béo bằng việc sử dụng nước ép cũng như củ để làm salad cho chế độ ăn kiêng.
Các món ăn ngon từ củ cải đường
Đầu tiên có thể kể đến là món thịt thăn heo xào củ cải đường. Trước tiên ta sẽ sơ chế những nguyên liệu đã chuẩn bị, sau khi sơ chế xong ta phi tỏi cho thơm rồi bỏ thịt vào xào cho săn lại. Rồi mới cho củ cải vào để xào cho chín rồi mới nên gia vị cho vừa ăn là được.
Tiếp theo là món củ cải đường xào trứng, là một món ăn đơn giản nhưng cực kỳ thơm ngon và bổ dưỡng. Muốn làm món này ta chỉ cần xào củ cải với hành trước rồi cho trứng đã được đánh tan vào rồi đảo đều lên là được, rất đơn giản. Ngoài những món ăn hấp dẫn dễ làm trên thì còn có những món khác như: dưa món cải đường, salad cải đường,….
Kết luận
Củ cải đường với những công dụng và thành phần dinh dưỡng cao như vậy quả thực xứng đáng với cái tên nhân sâm mùa đông. Bài viết đã giúp ta hiểu rõ về cải đường cũng như những công dụng và những món ngon từ loại thực phẩm này.